Trang Chủ Tin tức - sự kiện Thế giới

Thế giới tuần qua: Thận trọng trước diễn biến khó lường của đại dịch

WHO tiếp tục cảnh báo về đại dịch COVID-19, các thể chế tài chính lớn dự báo về hệ lụy của cuộc xung đột Ukraine đối với kinh tế thế giới, Ấn Độ - Mỹ cam kết thúc đẩy ổn định khu vực, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen cùng bước vào vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2022... là một số sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần qua (11-17/4).

WTO cảnh báo căng thẳng Nga-Ukraine ảnh hưởng lớn thương mại toàn cầu

Ngày 11/4, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cảnh báo xung đột giữa Nga và Ukraine có thể làm giảm 50% tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm nay và kéo lùi tăng trưởng GDP của thế giới.

Quốc tế cam kết hỗ trợ người dân Ukraine hơn 10 tỷ euro

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 9/4 thông báo, sự kiện gây quỹ tại Ba Lan nhằm hỗ trợ người dân Ukraine bị ảnh hưởng bởi xung đột đã nhận được cam kết hỗ trợ quyên góp, vay và trợ cấp từ cộng đồng quốc tế lên tới 10,1 tỷ euro.

Singapore đặt mục tiêu thành “thiên đường chăm sóc sức khỏe đô thị”

Nỗ lực tìm cách tự định vị mình như một “thiên đường chăm sóc sức khỏe đô thị”, Singapore đặt trọng tâm phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch bền vững trong quá trình hồi phục sau đại dịch.

Nước Pháp chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đua vào điện Élysée

Các cuộc điều tra dư luận cho thấy đến thời điểm này, Tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron vẫn dẫn đầu, nhưng với khoảng cách khá sít sao so với ứng viên cực hữu Marine Le Pen.

Châu Âu đối mặt khó khăn kép

Nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ rơi vào thế gọng kìm khi lạm phát tăng nóng nhưng tăng trưởng trì trệ. Các nhà hoạch định chính sách của khối đang đứng trước bài toán khó là làm sao xoa dịu cơn bão giá mà không cản trở đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Nam Phi dỡ bỏ tình trạng thảm họa sau 2 năm chống dịch

Theo Tổng thống Nam Phi, việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế sẽ giúp nền kinh tế phục hồi và đưa đất nước "quay trở lại đúng hướng".

Lời giải của bài toán năng lượng

Trong nỗ lực giảm giá xăng, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc tung ra thị trường một triệu thùng dầu thô/ngày từ Kho dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR) của Mỹ trong thời gian vài tháng. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cũng kêu gọi các nước khác mở kho dự trữ dầu để giảm áp lực nguồn cung cho thị trường. Nguồn cung năng lượng xem ra tiếp tục là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia.

Xu hướng đầu tư nông nghiệp xanh

Đầu tư cho nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường đang là hướng đi được nhiều nước trên thế giới lựa chọn. Nền nông nghiệp chất lượng cao, bền vững không những bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia, mà còn góp phần thực hiện hiệu quả cam kết về giảm phát thải, cùng ứng phó biến đổi khí hậu.

Tìm giải pháp bảo vệ nguồn nước

Với chủ đề "An ninh nguồn nước vì hòa bình và phát triển", Diễn đàn Nước thế giới năm 2022 diễn ra tại Senegal đã tập trung vào các vấn đề gồm an ninh nguồn nước, hợp tác tìm giải pháp và công cụ bảo vệ nguồn nước. Cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt nguồn dự trữ nước ngầm, Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường quản lý nguồn nước, một vấn đề sống còn đối với nhân loại.