Trang Chủ Tin tức - sự kiện Thế giới

Kỳ vọng “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ

Nền kinh tế toàn cầu được cho là đang phải đương đầu với “những làn gió ngược”, khi triển vọng ảm đạm hơn vì tác động mạnh từ đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột tại Ukraine. Đà tăng trưởng bị kìm hãm khi giá dầu và hàng hóa tăng mạnh, đẩy lạm phát dai dẳng sang quý II/2022, đè nặng lên triển vọng phát triển. Những nguy cơ đa chiều làm dấy lên quan ngại đẩy các nền kinh tế lớn, kể cả nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Trung Quốc công bố chiến lược quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu

Theo thông tin từ Bộ Môi trường sinh thái Trung Quốc, các cơ quan chức năng nước này mới đây ban hành Chiến lược quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu, với mục tiêu cơ bản xây dựng thành công xã hội thích ứng biến đổi khí hậu vào năm 2035.

Phục hồi ấn tượng, du lịch toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều lực cản

Du lịch toàn cầu tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ khi ngày càng có nhiều điểm đến dỡ bỏ hạn chế. Song, vẫn nhiều nguy cơ tiềm ẩn với du lịch toàn cầu trong năm nay. Đây là những nhận định vừa được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra trong báo cáo mới nhất.

Hỗ trợ châu Phi vượt “bão” khủng hoảng

Châu Phi có nguy cơ rơi vào chu kỳ tăng trưởng chậm và lạm phát tăng cao do tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 và giá nhiên liệu, lương thực tăng. Các thể chế, tổ chức tài chính ở châu lục đã thông báo các gói hỗ trợ nhằm giúp “lục địa đen” vượt bão khủng hoảng.

Hành động tập thể vì đại dương

Ngày Đại dương thế giới (8/6) hằng năm là dịp để nhắc về vai trò không thể thay thế của đại dương đối với Trái đất. “Sự hồi sinh: Hành động tập thể vì đại dương” được chọn làm chủ đề của Ngày Đại dương thế giới năm 2022, nhằm kêu gọi sự đoàn kết của toàn thế giới trong bảo vệ “sức khỏe” của đại dương, cũng chính là bảo đảm cho tương lai bền vững của nhân loại.

Thế giới tuần qua: Những tín hiệu cảnh báo

Tuần qua (30/5 – 5/6), thế giới diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý, trong đó, sự lan rộng của căn bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều nước và những tác động từ "cuộc chiến khí đốt" giữa Nga và phương Tây liên quan tới cuộc xung đột Ukraine đã phát đi những tín hiệu cảnh báo thận trọng, không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn cả an ninh và kinh tế thế giới.

EU đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Liên minh châu Âu (EU) vừa ra mắt cổng thông tin kinh tế xanh, một nền tảng giúp chia sẻ những kiến thức cần thiết và hữu ích về nền kinh tế xanh bền vững. Đây là một phần của chiến lược phát triển kinh tế xanh mà EU thúc đẩy, qua đó phát huy tinh thần tiên phong của EU trong nỗ lực chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thế giới tuần qua: Cần hành động sớm để kiểm soát dịch bệnh!

Trong khi đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, bệnh đậu mùa khỉ lại đang là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Bên cạnh đó, tiến bộ trong giải quyết tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan; nước Mỹ gióng lên hồi chuông cảnh báo sau vụ xả súng đẫm máu ở trường học; OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng;… là một số sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần qua (23-29/5).

Tổng thống Mỹ kêu gọi thông qua luật kiểm soát súng đạn

Ngày 25/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Quốc hội nước này thông qua luật kiểm soát súng đạn sau vụ xả súng kinh hoàng xảy ra tại Trường tiểu học Robb ở thành phố Uvalde, bang Texas, khiến ít nhất 19 học sinh và 2 người lớn thiệt mạng.

APEC hướng tới tăng trưởng kinh tế bao trùm, bền vững

Sau hơn hai năm ứng phó những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi và dần sôi động trở lại. Dưới sự dẫn dắt của Thái Lan trong năm 2022, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đang nỗ lực hợp tác nhằm tận dụng hiệu quả những cơ hội, cũng như ứng phó những thách thức mới đặt ra, đưa các nền kinh tế thành viên hướng tới tăng trưởng bao trùm và bền vững.