Những giáo viên “ngoại” tình nguyện

Với lòng yêu mến dành cho đất nước Việt Nam và mong muốn truyền tải kiến thức cho học viên, sinh viên, những giáo viên tình nguyện người nước ngoài sẵn sàng vượt khó khăn, thiếu thốn để đến, gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” nơi đây.

Cô giáo Thẩm Á Ni chuẩn bị giáo án lên lớp.

Chuyến bay dài từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đưa cô giáo Nhan Tinh Nguyệt đến Việt Nam. Qua 4 giờ di chuyển bằng  ô tô, cô giáo Nguyệt đặt chân tới Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai - nơi cô tình nguyện làm nhiệm vụ giảng dạy tiếng Trung Quốc cho sinh viên.

Tốt nghiệp Khoa Trung văn, Trường Đại học Hồ Bắc (Trung Quốc), Nhan Tinh Nguyệt tham gia dạy tiếng Trung Quốc cho du học sinh đang học tập tại đất nước mình. Công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, lại có thu nhập khá, nên Nhan Tinh Nguyệt và người thân rất hài lòng. Qua thông tin đại chúng, Nhan Tinh Nguyệt biết đến Chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng Trung cho các nước của Chính phủ Trung Quốc, Nguyệt đăng ký tham gia thi tuyển với mong muốn sẽ có cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm ở môi trường làm việc mới. Vốn là con gái độc nhất trong gia đình, nên khi biết tin, bố mẹ cô lo lắng, phản đối quyết định này. Bản tính kiên định, Nguyệt vừa chăm chỉ ôn luyện kiến thức, vừa thuyết phục cha mẹ. Trải qua những kỳ thi tuyển căng thẳng, khó khăn, Nguyệt đã trúng tuyển, cô có nhiều sự lựa chọn về địa điểm làm việc tại các quốc gia trên thế giới. Vốn yêu mến đất nước, con người Việt Nam, lại biết thêm thông tin Lào Cai là tỉnh biên giới, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nên Nguyệt quyết định chọn Lào Cai là điểm đến trên hành trình tình nguyện.

Trong môi trường làm việc mới với cộng sự mới, điều kiện mới, cô giáo Nhan Tinh Nguyệt nhanh chóng làm quen và bắt kịp những thay đổi. Vẫn là giáo trình, sinh viên và giảng đường nhưng cô đã tiếp cận và thay đổi cho phù hợp với cách dạy, cách học và trình độ của sinh viên người Việt. Cô phát huy tối đa lợi thế về cách phát âm, ngữ pháp để rèn luyện cho sinh viên trong mỗi giờ lên lớp. Ngoài bài giảng theo kế hoạch, cô giáo chia sẻ câu chuyện thú vị về văn hóa, con người Trung Quốc để sinh viên có thêm hiểu biết. Sau giờ học,  sinh viên cũng giúp cô học thêm tiếng Việt, dẫn cô giáo đi tham quan, mua sắm. Khi dạy học tình nguyện, cô Nguyệt biết rằng sẽ có nhiều thiệt thòi về vật chất, điều kiện làm việc nhưng đổi lại, cô có thêm những trải nghiệm quý báu, đặc biệt là tình cảm gắn kết, yêu thương giữa cô - trò, đồng nghiệp người Việt Nam.

Giờ lên lớp của cô giáo Thẩm Á Ni (Trung tâm Hán Ngữ tỉnh Lào Cai) thường bắt đầu bằng câu chuyện vui trong cuộc sống hoặc một bài hát tiếng Việt hay tiếng Trung do chính thành viên trong lớp thể hiện. Nhờ đó, cô giáo Ni luôn tạo được sự gần gũi giữa học viên - giáo viên, đồng thời tăng thêm hứng thú cho học viên trong tiết học. Cô cho biết: Với cách làm này, học viên bớt căng thẳng khi tiếp thu bài mới. Mặt khác, đây cũng là cách rèn luyện khả năng nghe, nói cho học viên rất tốt.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Hán đối ngoại tại Đại học Truyền thông Trung Quốc, cô gái xinh đẹp Thẩm Á Ni (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đứng trước nhiều cơ hội việc làm tốt ngay tại quê hương. Tuổi trẻ đam mê khám phá, cống hiến, nên cô chọn dạy học tình nguyện tại tỉnh Lào Cai (Việt Nam) dù biết rằng sẽ có nhiều khó khăn. Làm việc tại Trung tâm chưa lâu, nhưng cô Ni nhanh chóng bắt nhịp với công việc, cuộc sống. Điều cô ấn tượng nhất chính là sự chăm chỉ học tập của học viên người Việt. Không chỉ tập trung lắng nghe, trao đổi với giảng viên trong giờ học, học viên tranh thủ nêu ý kiến nhờ cô giáo giải đáp về bài học khi nghỉ giải lao. Các bài tập giao về nhà đều được học viên hoàn thành đầy đủ. Chính điều này khiến cô thêm động lực, quyết tâm giảng dạy, hỗ trợ học viên học tập hiệu quả nhất. Cô giáo Thẩm Á Ni được phân công dạy nhiều lớp ở các trình độ khác nhau, thời lượng 16 tiết/tuần. Kết thúc giờ làm việc, cô dạo quanh phố, phường, các khu chợ, siêu thị để học thêm tiếng Việt, tìm hiểu về cuộc sống. Được cử đi dạy tình nguyện trong thời gian 1 năm nhưng cô giáo Thẩm Á Ni có ý định xin ở lại dạy thêm 2 năm nữa bởi tình yêu, lòng cảm mến với đất, người Lào Cai.

Những giáo viên tình nguyện “ngoại” như cô Thẩm Á Ni, Nhan Tinh Nguyệt giúp học sinh, sinh viên Việt Nam học ngôn ngữ người bản địa, nâng cao chất lượng học ngoại ngữ. Không nhận lương từ cơ sở giáo dục sở tại nhưng bằng tất cả trách nhiệm của người thầy, tình yêu với đất nước, con người Lào Cai, giáo viên tình nguyện vẫn nỗ lực từng ngày, tận tâm vun đắp cho những mầm xanh…

 
Theo Lan Hương/LCĐT

Tin Liên Quan

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là...

Hơn 271 tỷ đồng ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 22/9/2024, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ của trên 6000 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp với số tiền 271,9 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là...

Ưu tiên số 1 là sắp xếp nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại hoàn toàn do hoàn lưu bão số 3

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp về một số nội dung liên quan đến phương án khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh diễn ra chiều 22/9.

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...