Trang Chủ Tin tức - sự kiện Thế giới

Động lực hạ nhiệt lạm phát của châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhận định, lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục hạ nhiệt. Đây là những tín hiệu tích cực trong lộ trình thực hiện mục tiêu đưa lạm phát tại Eurozone về mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tiềm ẩn rủi ro khi căng thẳng tại Trung Đông, đình công tại các nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Australia và tình trạng Trái đất ấm lên là những yếu tố có thể cản trở nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Lời kêu gọi đoàn kết từ Thái Bình Dương trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác, chia sẻ trách nhiệm trong ứng phó biến đổi khí hậu là một nội dung trọng tâm của Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 52, diễn ra ở Quần đảo Cook từ ngày 6 đến 10/11. Các quốc đảo hối thúc một cách tiếp cận tập thể và sự hỗ trợ tài chính để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến cam go chống biến đổi khí hậu.

Nỗ lực toàn cầu thúc đẩy an toàn về AI

Kết thúc sau hai ngày họp tại Bletchley Park, ở thành phố Milton Keynes, Vương quốc Anh, Hội nghị cấp cao về an toàn trí tuệ nhân tạo (AI) đã ra tuyên bố chung về thúc đẩy nỗ lực toàn cầu mới để bảo đảm AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn, có trách nhiệm.

Nhiều nước ở châu Á, Âu ghi nhận thời tiết khắc nghiệt bất thường

Singapore và Australia đều có tháng 10 nóng nhất trong nhiều năm qua; trong khi Italy có thể bị hứng chịu đợt thời tiết khắc nghiệt mới, với mưa lớn có nguy cơ gây ngập lụt xảy ra ở nhiều vùng.

Tăng trưởng kinh tế Eurozone giảm do lãi suât tăng mạnh và nền kinh tế Đức suy giảm

Theo số liệu Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ngày 31/10, tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm trong quý III năm 2023, do chính sách tăng lãi suất mạnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và nền kinh tế Ðức suy giảm. Song, lạm phát của Eurozone trong tháng 10 vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua.

Châu Âu đoàn kết với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển hướng tới phát triển bền vững

Diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu tại Brussels, Bỉ vừa khép lại, với kết quả tích cực là hàng loạt thỏa thuận được ký kết giữa Liên minh châu Âu (EU) và các nước đang phát triển, kém phát triển.

Thách thức an ninh nghiêm trọng ở Tây Phi

Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali (MINUSMA) thông báo bắt đầu rút lực lượng khỏi quốc gia Tây Phi. Hoạt động này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ giữa các nhóm vũ trang ở phía bắc Mali sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến các cuộc xung đột căng thẳng giữa các nhóm này với lực lượng của chính quyền quân sự. An ninh khu vực Tây Phi cũng đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh Pháp cũng rút quân khỏi Niger.

Thời tiết cực đoan đòi hỏi chính sách “bất thường” chống biến đổi khí hậu

Chứng kiến hàng loạt kỷ lục “không mong đợi” về nắng nóng và các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2023, giới khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu đang đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống trên Trái đất. Kết quả nghiên cứu này là lời cảnh tỉnh đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên hành tinh.

Củng cố quan hệ đối tác Mỹ-EU

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU), với lịch trình hoạt động bận rộn, đã khép lại. Trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều thách thức và khủng hoảng địa chính trị, cuộc gặp cấp cao lần này đặt mục tiêu củng cố quan hệ đối tác xuyên Ðại Tây Dương, đối phó các cuộc khủng hoảng và thống nhất lập trường trong giải quyết các vấn đề nóng toàn cầu.

G7 nỗ lực kiểm soát rủi ro, quản lý và sử dụng AI hiệu quả, an toàn

Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mới đây đã nhất trí về bản dự thảo nguyên tắc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), cho thấy một bước đi tích cực trong nỗ lực giảm rủi ro liên quan công nghệ mới nổi này. Việc xây dựng chiến lược để quản lý và sử dụng AI một cách hiệu quả, an toàn, có trách nhiệm đang là nhiệm vụ cấp bách của mọi quốc gia.