Thời tiết cực đoan đòi hỏi chính sách “bất thường” chống biến đổi khí hậu

Chứng kiến hàng loạt kỷ lục “không mong đợi” về nắng nóng và các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2023, giới khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu đang đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống trên Trái đất. Kết quả nghiên cứu này là lời cảnh tỉnh đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên hành tinh.

Đợt nắng nóng kéo dài hoành hành ở miền nam nước Mỹ. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)

Trong báo cáo đăng tải trên tạp chí BioScience, Hiệp hội Các học giả quốc tế vô cùng bất ngờ trước mức độ nghiêm trọng của những hiện tượng thời tiết cực đoan, cho rằng “sự sống trên Trái đất đang bị bao vây”.

Qua phân tích dữ liệu về 35 dấu hiệu quan trọng của hành tinh, nhóm học giả phát hiện trong số này có 20 dấu hiệu trong năm 2023 đều ở mức cực đoan chưa từng thấy. Nhiều kỷ lục khí hậu trong năm 2023 có biên độ chênh lệch lớn so với các mốc kỷ lục từng ghi nhận trước đây, nhất là nhiệt độ ở các đại dương, nơi hấp thụ gần như toàn bộ lượng nhiệt dư thừa do ô nhiễm không khí mà con người gây ra.

Theo số liệu của Cơ quan Giám sát khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), ba tháng 7, 8, 9 của năm 2023 là quãng thời gian nóng nhất từng ghi nhận, thậm chí có thể là đỉnh điểm trong khoảng 120.000 năm.

Đồng tác giả nghiên cứu Johan Rockstrom, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức) nhấn mạnh, nhiệt độ bề mặt nước biển được ghi nhận hoàn toàn vượt xa các mốc dự đoán trên biểu đồ và các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải hiện tượng này. Với dự đoán năm 2023 là năm nóng kỷ lục, nhiều khu vực trên khắp hành tinh đã hứng chịu các đợt nắng nóng chết người. Trước năm 2023, số ngày có nhiệt độ trung bình toàn cầu lớn hơn 1,50C so với các mức ghi nhận trong thời kỳ tiền công nghiệp rất hiếm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến giữa tháng 9 vừa qua, đã có tới 38 ngày có mức nhiệt cao vượt ngưỡng này. Nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... bị ảnh hưởng của lũ lụt nghiêm trọng.

Giáo sư William Ripple tại Đại học bang Oregon (Mỹ) và các cộng sự hy vọng các hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây sẽ giúp thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) sắp tới hỗ trợ cắt giảm lớn lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và tăng tài trợ cho việc thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là ở những khu vực dễ tổn thương nhất trên thế giới.

Tại một số nơi còn liên tiếp hứng chịu cả hai hiện tượng thời tiết cực đoan này. Tại Canada, các vụ cháy rừng kỷ lục, được đánh giá là có liên quan biến đổi khí hậu, thải ra nhiều khí CO2 hơn tổng lượng khí thải nhà kính của Canada trong cả năm 2021. Ngày 25/10 vừa qua, Bộ Giáo dục Bolivia bày tỏ quan ngại về tình trạng ô nhiễm không khí do cháy rừng khiến 3.650 trường học phải đóng cửa, ảnh hưởng hàng chục nghìn học sinh. Bộ Y tế Bolivia ban bố khuyến cáo sức khỏe, bao gồm kêu gọi người dân đeo khẩu trang, giảm hoạt động ngoài trời, người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai nên ở trong nhà.

Tác giả chính của nghiên cứu nêu trên, Giáo sư William Ripple tại Đại học bang Oregon (Mỹ) cảnh báo, thế giới có thể đang bước vào thời kỳ mà nhiệt độ hằng năm sẽ đạt đến mức rất cao. Theo Giáo sư Ripple, một khi vượt ngưỡng, những điểm cực hạn của nhiệt độ có thể thay đổi khí hậu của chúng ta theo những cách khó hoặc không thể đảo ngược. Những hệ quả này có thể bao gồm hiện tượng tan chảy các tảng băng ở Greenland và Tây Nam Cực, băng tan ở các vùng đất rộng lớn vốn đóng băng vĩnh cửu, diện tích các rạn san hô chết dần tăng lên...

Đồng tác giả nghiên cứu Tim Lenton, Giám đốc Viện Hệ thống toàn cầu tại Đại học Exeter (Anh) nhấn mạnh rằng, có một số điểm cực hạn mà giờ đây con người không thể né tránh, song điều quan trọng hơn là hạn chế tốc độ gây thiệt hại. Để làm được điều này, phải cắt giảm lượng khí thải và hạn chế mức tăng nhiệt.

Giáo sư Ripple và các cộng sự hy vọng các hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây sẽ giúp thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) sắp tới hỗ trợ cắt giảm lớn lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và tăng tài trợ cho việc thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là ở những khu vực dễ tổn thương nhất trên thế giới.

Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng, những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra dồn dập gần đây thể hiện sự giận dữ của “mẹ thiên nhiên” đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Giờ là lúc tất cả mọi người dân trên Trái đất chung tay bảo vệ, giữ gìn để hành tinh mãi xanh.

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Ngày 17/9, tại Trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024.

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận...

Ấn tượng Việt Nam tại một trong những hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

Ngày 17/9, Hội chợ du lịch quốc tế và Pháp IFTM Top Resa năm 2024 (Top Resa 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles, Paris.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em

Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho "cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em" trở nên tồi tệ hơn.

Tầng ozone của Trái đất đang phục hồi khả quan

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), tầng ozone của Trái đất “đang phục hồi khả quan” sau rất nhiều nỗ lực của toàn nhân loại.

Thách thức lớn cho tương lai của Liên minh châu Âu

Mối quan hệ giữa Đức và Pháp luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của EU. Tuy nhiên, với những cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở cả hai nước, tương lai của EU đang đứng trước nhiều thách thức.