Bảo tồn trang phục truyền thống của người Xa Phó

Dù cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng phụ nữ Xa Phó ở thôn Nậm Rịa 1, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai vẫn cố gắng bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.

Gác lại những ồn ào, náo nhiệt của phố thị, chúng tôi về Nậm Rịa 1 khi mùa cốm vẫn còn thơm hương. Chiều thu, nắng ươm màu dịu nhẹ, bên hiên nhà, từng nhóm phụ nữ Xa Phó chăm chỉ, miệt mài với từng đường kim, mũi chỉ trên tấm vải chàm để làm nên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Phụ nữ Xa Phó ở thôn Nậm Rịa 1 thêu váy, áo bên hiên nhà.

Vừa cần mẫn từng đường kim, chị Đào Thị Xuân vừa giới thiệu cho chúng tôi chất liệu, hoa văn, nét độc đáo trên trang phục của người Xa Phó. Chị kể: Theo truyền thống, con gái Xa Phó từ 13 - 14 tuổi đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho nghề thêu. Theo thời gian, khi đường kim, mũi chỉ thành thạo cũng là lúc họ bắt đầu hành trình thêu, làm nên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xa Phó gồm khăn đội đầu, áo và váy. Khăn đội đầu được trang trí các mảng hoa văn hình ô vuông, quả trám, tam giác nhỏ và có thể đính thêm tua len nhiều màu. Tiếp đến là chiếc áo ngắn được trang trí bắt mắt, tạo điểm nhấn trong tổng thể trang phục của phụ nữ Xa Phó. Từ những bàn tay khéo léo, người ta thêu lên tấm vải chàm các họa tiết độc đáo, nhiều màu sắc và đính thêm hạt cườm xen kẽ phía trước. Tay áo cũng được thêu hoa văn để thêm phần mềm mại. Váy được làm với cạp nhỏ, thân được trang trí họa tiết dọc chiều dài của váy với các mảng hoa văn như hình thoi, hình tam giác, hình răng cưa... Do làm thủ công nên để làm được một bộ trang phục truyền thống, phụ nữ Xa Phó mất 1 năm mới hoàn thành.

Chị Xuân tâm sự: Giờ đây, khi cuộc sống có nhiều đổi thay, thế hệ trẻ dần bị cuốn theo nhịp sống mới mà quên đi nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có trang phục của phụ nữ Xa Phó.

Từ sự lo lắng nét văn hóa độc đáo này bị mai một theo thời gian, chị Xuân và những phụ nữ trong thôn vẫn miệt mài, dành nhiều thời gian, công sức để truyền dạy nghề thêu cho con cháu trong gia đình và lớp trẻ.

Năm 2014, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Xa Phó có tên trong số 4 danh mục được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Lào Cai. Đây là niềm vui lớn với đồng bào Xa Phó, đồng thời cũng đặt ra nhiều việc cần làm để nét văn hóa ấy được bảo tồn, vẹn nguyên giá trị cùng thời gian. Góp sức cùng đồng bào Xa Phó cả tỉnh nói chung, phụ nữ Xa Phó ở vùng cao Nậm Rịa 1 vẫn giữ và trao truyền để nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình không mờ phai theo năm tháng.

Theo Quỳnh Trang/LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.