Làm nhà tường trình ở Sín Chéng

Tường trình là kiến trúc nhà ở độc đáo của người dân ở các huyện vùng cao Lào Cai. Khác với tường trình theo hình nhà nấm của người Hà Nhì (Bát Xát), đồng bào Mông ở nhiều xã vùng cao, trong đó có xã Sín Chéng (Si Ma Cai) lại làm nhà theo hình vuông. 

Để tìm hiểu về kiến trúc nhà độc đáo của đồng bào người Mông, chúng tôi đến thôn Mào Sao Phìn, xã Sín Chéng. Ở đây, 100% hộ dân làm nhà tường trình. Những ngôi nhà hoàn toàn được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, như đất sét, gỗ, tranh, tre, gần gũi với thiên nhiên, nhưng lại mang đến nhiều tiện ích.

Thôn định cư Mào Sao Phìn.

Nhà ông Giàng A Ly là một trong những nhà tường trình đẹp nhất thôn. Ngôi nhà được làm từ năm 2000, bề thế như một “dinh thự” nhỏ giữa thôn. Để phù hợp với gia đình đông thành viên, ông Ly làm căn nhà có 5 gian, 6 vì, 2 tầng. Nhà gồm 4 dãy nối tiếp, vuông góc với nhau, tạo khoảng không ở giữa được gọi là giếng trời. Gian chính đối diện với cổng vào, gồm phòng khách ở giữa và phòng ngủ hai bên. Tầng dưới được trình tường bằng đất. Tầng trên làm bằng gỗ, vừa để sinh hoạt, phòng ngủ và thêm không gian chứa nông cụ. Ông Ly chia sẻ: Nguyên liệu để làm nhà với đồng bào Mông là những thứ gần gũi trong cuộc sống. Nếu hộ ông Ly có nhà tường trình to và đẹp nhất thôn Mào Sao Phìn, thì hộ ông Giàng A Lử lại sở hữu ngôi nhà trình tường lâu đời nhất, được làm từ năm 1970. Phần khung của ngôi nhà được làm bằng gỗ xoan đào, mái lợp ngói âm dương.

Việc làm nhà của bà con vùng cao rất tỉ mỉ, công phu. Vào tháng 7, tháng 8 (âm lịch) hằng năm, đồng bào Mông xã Sín Chéng bắt đầu xẻ gỗ, tháng 11 dựng nhà. Trình tường là khâu rất quan trọng, gia chủ thường nhờ những người nhiều kinh nghiệm đến giúp. Nguyên liệu chính để trình tường là đất sét dẻo, tường nhà sau khi trình có độ dày khoảng 40 cm, cao 3 m. Mái nhà truyền thống được làm bằng rơm hoặc cỏ gianh, hiện nay, đa phần các hộ đều thay bằng ngói âm dương. Sau khi trình tường xong, gia đình dựng bộ khung gỗ và ngày dựng khung cũng là ngày làm lễ vào nhà mới.

Nhà tường trình không chỉ là nơi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, mà còn gắn liền với các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng mang đậm nét truyền thống từ bao đời nay của đồng bào Mông. Đây cũng là điểm nhấn thú vị cho mỗi du khách khi đến khám phá vùng cao Si Ma Cai.

Theo Hoàng Thu/LCĐT

Tin Liên Quan

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.