Các huyện tưng bừng tổ chức lễ hội

Ngày 31/1 (Mùng 4 Tết Đinh Dậu), tại các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát nhân dân đã từng bừng tổ chức lễ hội Gầu tào và nhiều hoạt động vui chơi chào đón năm mới.

*Tưng bừng lễ hội Gầu tào Pha Long

Sáng mồng 4 Tết Đinh Dậu, đồng bào dân tộc Mông ở xã Pha Long, huyện Mường Khương tưng bừng mở lễ hội Gầu tào.

Quang cảnh lễ hội Gầu Tào Pha Long.

Đây là lễ hội cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông Pha Long, thu hút hàng nghìn người dân cụm xã lân cận Pha Long, từ Tả Ngải Chồ, Dìn Chin, Tả Gia Khâu, (Mường Khương), đến xã Sín Chéng, Bản Mế (Si Ma Cai), xã Sa Pả , Trung Chải (Sa Pa) và cả xã Kiều Đầu, huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham dự.

Thầy cúng múa khèn bên cây nêu.

Mở đầu hội Gầu tào, thầy cúng tiến hành các nghi lễ truyền thống cầu mong trời đất cho mọi người sức khỏe, trồng ngô, cấy lúa mùa vụ bội thu, nuôi lợn, nuôi trâu, nuôi ngựa bầy đàn sinh sôi...

Biểu diễn tiết mục văn nghệ Múa gậy sinh tiền.

Sau khi làm lễ cúng tế, mọi người tỏa ra các ngọn đồi thấp hoặc bãi ruộng bằng phẳng xung quanh để chơi xuân. Các chàng trai, cô gái Mông trong trang phục rực rỡ sắc màu tái hiện phong tục, tập quán.

Biểu diễn tiết mục văn nghệ múa gọi bạn.

Sôi động và tưng bừng nhất là các nghệ nhân biểu diễn các tiết mục văn nghệ dân gian của dân tộc mình như: Thi thổi khèn, múa gậy sinh tiền; tổ chức hội thi hót và chọi chim họa mi, chơi đu quay, so tài cao thấp, thể hiện sức khỏe, bản lĩnh, trí tuệ của người dân nơi đây.

Hội thi hót và chọi chim họa mi.

Lễ hội sẽ kết thúc vào ngày mồng 6 tháng Giêng năm Đinh Dậu.

*Người Mông Bắc Hà vui hội Gầu tào

Cũng trong sáng mùng 4 Tết, tại thôn Ngài Ma, xã Thải Giàng Phố (Bắc Hà) đã long trọng tổ chức lễ khai hội Gầu tào, thu hút đông đảo bà con dân tộc Mông gần xa, trên địa bàn  huyện Bắc hà, Si Ma Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên và khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Lễ hội Gầu Tào tại xã Thải Giàng Phố (Bắc Hà) thu hút đông đảo du khách.

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội cũng là nơi người già trong vùng gặp nhau để chúc thọ, cầu phúc cho con cháu và là dịp để các chàng trai, cô gái người Mông du xuân gặp mặt, cầu hạnh phúc.

Vào ngày hội, đồng bào dân tộc Mông trong vùng tụ họp dưới gốc cây nêu, được dựng tại một khoảnh đất bằng phẳng trên núi. Tất cả các hoạt động của lễ hội đều diễn ra xung quanh cây nêu (cây thiêng trong ngày hội). Theo quan niệm của người Mông, cây nêu là cầu nối giữa những vị thần linh với họ. Phần lễ của hội Gầu tào khá giản đơn nhưng diễn ra trang trọng. Trước tiên, ông chủ tế là người cao tuổi am hiểu các tập tục sẽ đốt hương cắm vào cây nêu rồi đi 6 vòng quanh gốc. Sau đó, sẽ có khoảng gần chục người khác cầm ô đi vòng quanh cây nêu và hát bài ca cầu phúc của người Mông. Tiếp đến các trai bản thổi khèn giỏi sẽ vừa nhảy múa quanh cây nêu vừa thổi khèn. Khi tiếng khèn dứt mọi người sẽ chúc nhau yên vui, mạnh khỏe, cầu chúc cho mùa màng bội thu.

Lễ cúng khai hội Gầu tào.

Sau phần lễ là phần hội, những trò chơi múa khèn, hát đối, đánh quay, đẩy gậy và múa sinh tiền... Đặc biệt, trong mỗi hội Gầu tào ở Bắc Hà là dịp thưởng thức các món ẩm thực của người dân nơi đây. Đó là hàng loạt các món ăn đặc trưng của người Mông như thắng cố, phở chua..

*Tưng bừng hội xuân thị trấn Bát Xát

Trong không khí từng bừng đón chào xuân mới, ngày mùng 4 Tết, thị trấn Bát Xát đã tổ chức các hoạt động vui xuân.

Múa lân trong ngày hội chào xuân tại thị trấn Bát Xát.

Hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, thị trấn Bát Xát lại tổ chức các hoạt động mừng xuân, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho toàn thể nhân dân, tạo đà cho một năm mới với nhiều thành công mới ở các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.

Thi đẩy gậy nam thu hút đông đảo người dân tham gia cổ vũ.

Hoạt động vui xuân năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động như: Đá gà, bịt mắt bắt vịt, hái hoa dân chủ, thi múa lân giữa các tổ dân phố. Bên cạnh đó còn có các hoạt động thể thao như: Thi đẩy gậy nam, nữ; thi kéo co và nhảy bao bố. Các hoạt động vui xuân đã thu hút đông đảo bà con nhân dân đến xem, cổ vũ, khơi dậy tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trên địa bàn.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.