Ngày xuân trên đất mỏ

Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, chúng tôi có dịp trở lại mỏ Apatít và mỏ đồng Sin Quyền để thấy được không khí thi đua sản xuất, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch mới.
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy Tuyển quặng Apatít Cam Đường.

Những ngày đầu xuân, khí thế lao động của gần 700 cán bộ, kỹ sư, công nhân, lao động Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền (Bát Xát) nhộn nhịp, hối hả hơn. Trên các địa tầng khai thác, âm thanh của những mũi khoan khổng lồ khoan sâu vào lòng đất, đá càng thêm rộn rã. Từng đoàn xe ô tô nối nhau hối hả chở quặng về nhà máy tuyển. Bên chiếc máy xúc, anh Nguyễn Văn Thành tâm sự: “Tôi gắn bó với đất mỏ Sin Quyền hơn 20 năm. Tết vừa qua, dù được lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện cho nghỉ dài ngày để về quê đón tết cùng gia đình, nhưng vì nhớ mỏ, nhớ anh em trong đơn vị, tôi đã chủ động đi làm trước khi hết kỳ nghỉ”. Qua câu chuyện, chúng tôi được biết, nhiều năm qua, không chỉ có anh Thành, rất nhiều công nhân vùng mỏ đã hăng hái ra quân lao động trong những ngày đầu xuân mới, nhờ đó thành tích của Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền luôn hết sức ấn tượng. Mục tiêu của Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền trong năm 2016 là khai thác, tuyển 1,3 triệu tấn quặng nguyên liệu, tổng doanh thu khoảng 1.300 tỷ đồng. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ những ngày đầu năm 2016, cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động của đơn vị đã miệt mài làm việc 3 ca.

Để có được 1 tấn quặng đồng nguyên liệu, đội ngũ kỹ sư, công nhân làm việc tại đây phải bóc dỡ 6 m³ đất, đá. Chỉ tính riêng năm 2015, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền đã phải bóc dỡ gần 7 triệu m³ đất, đá để thu được 1,3 triệu tấn quặng đồng nguyên liệu. Quá trình mở vách, cắt tầng địa chất, đòi hỏi phải thực hiện một cách tỉ mỷ, chính xác tuyệt đối, đảm bảo không để xảy ra sự cố sụt, sạt hoặc tai nạn lao động.  Qua quá trình khai thác nhiều năm, hiện nay, đáy mỏ đã xuống độ sâu 150 m so với hiện trạng ban đầu và đang thấp hơn mực nước biển gần 10 m, việc khai thác càng trở nên vất vả và khó khăn, vì độ cứng của đá đạt gần mức tuyệt đối với chất liệu tự thân. Ở độ sâu đó, để khai thác được quặng đồng phải trải qua hàng loạt công đoạn kỹ thuật như đập thủy lực, đập côn, đập nghiền... trước khi đưa vào quy trình tuyển. Vào mùa mưa, việc bơm nước ra khỏi moong mỏ có khi kéo dài cả tuần và duy trì 24 giờ trong ngày. Khó khăn là vậy, nhưng đơn vị đã chủ động đầu tư dây chuyền tuyển quặng hiện đại, nên cán bộ, công nhân không còn phải bám sát thiết bị như trước đây, mà chỉ cần điều khiển tại phòng máy. Đặc biệt, phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền trong những năm qua đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Tính đến nay, Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền đã có hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng thành công và phát huy hiệu quả cao, làm lợi cho đơn vị hàng chục tỷ đồng. Kỹ sư trẻ Vũ Đình Hưng, Trưởng phòng Kỹ thuật Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền cho biết: Hiện, 1.000 kg nguyên liệu quặng qua tuyển cho 90 kg tinh quặng đồng, 110 kg quặng sắt và tiết kiệm được 9 Kwh điện năng so với trước đây. Năm 2015, Chi nhánh đã khai thác được 1,3 triệu tấn nguyên liệu quặng đồng, tuyển được 49.194 tấn tinh quặng đồng, doanh thu đạt trên 1.200 tỷ đồng; đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 700 lao động với mức lương bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Chia tay các công nhân mỏ đồng Sin Quyền, chúng tôi đến một số khai trường và cơ sở sản xuất trực thuộc Công ty TNHH MTV Apatít Việt Nam. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là không khí thi đua sản xuất tại các khai trường diễn ra hết sức sôi nổi, khẩn trương. Tại Khai trường Mỏ Cóc, hoạt động sản xuất sau những ngày Tết Nguyên đán như “nóng” hơn sau kỳ nghỉ dài. Kỹ sư Vũ Hà Minh, Chi nhánh Khai thác I cho chúng tôi biết, quặng apatít khai thác tại Mỏ Cóc được dành cho các nhà máy sản xuất phốt pho tại thị trấn Tằng Loỏng (Bảo Thắng), bởi hàm lượng P2O5 cao nhất trong các khai trường hiện nay. Tuy nhiên, Mỏ Cóc là điểm mỏ được khai thác đầu tiên, qua hàng chục năm, nên đến nay mặt bằng khai thác đã xuống sâu 170 m so với hiện trạng ban đầu. Nhưng sự nỗ lực của những người thợ mỏ chưa bao giờ dừng lại, thành tích của họ cũng là thành tích chung của mỗi tập thể lao động và toàn thể Công ty. Năm 2015, gần 3.000 cán bộ, công nhân lao động của Công ty TNHH MTV Apatít Việt Nam đã khai thác, chế biến được trên 2,7 triệu tấn quặng apatít thương phẩm, tổng doanh thu đạt 3.900 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2014. Qua đó, đưa Công ty TNHH MTV Apatít Việt Nam lần đầu tiên lọt vào tốp 5 đơn vị có doanh thu cao nhất trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Năm 2015, Công ty TNHH MTV Apatít Việt Nam đã nộp ngân sách nhà nước 370 tỷ đồng, lợi nhận sau thuế đạt mức kỷ lục là 300 tỷ đồng; thu nhập của cán bộ, công nhân, lao động của công ty bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Apatít Việt Nam phấn khởi cho biết: Mục tiêu của đơn vị trong năm 2016 là sản xuất 2,8 triệu tấn quặng thương phẩm, doanh thu đạt trên 4.000 tỷ đồng, thu nhập người lao động đạt mức bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Trên khai trường lộng gió, mùa xuân với sức sống căng tràn đang về trên quê hương Lào Cai như tiếp thêm sinh lực cho những người thợ mỏ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mới./.

Theo Phạm Khánh/LCĐT

Tin Liên Quan

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là...

Hơn 271 tỷ đồng ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 22/9/2024, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ của trên 6000 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp với số tiền 271,9 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là...

Ưu tiên số 1 là sắp xếp nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại hoàn toàn do hoàn lưu bão số 3

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp về một số nội dung liên quan đến phương án khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh diễn ra chiều 22/9.

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...