Hiệu quả từ việc thực hiện Dự án RVN A92

Sau 4 năm thực hiện Dự án “Nâng cao vai trò làm chủ về kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua can thiệp thị trường ở Lào Cai” (viết tắt là RVN A92), đã đem lại những tác động tích cực cho cuộc sống của người dân. Có hơn 600 phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình hưởng lợi trực tiếp và hơn 230 nghìn người hưởng lợi gián tiếp từ dự án. Những phụ nữ hưởng lợi trực tiếp có thu nhập tăng trung bình trên 16 triệu đồng/năm từ nuôi lợn đen.
Dự án RVN A92 được triển khai từ năm 2011, do tổ chức Oxfam (Anh) phối hỗ trợ thực hiện trên địa bàn các xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương), Trịnh Tường và Mường Hum (huyện Bát Xát). Nhóm người sản xuất được dự án lựa chọn hỗ trợ (hay tác động, thúc đẩy) là đồng bào dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Tày, Nùng…), là nhóm người thường dễ bị tổn thương hoặc phải chịu đựng sự đói nghèo và các cú sốc (như thiên tai, dịch bệnh, bất bình đẳng xã hội, mối quan hệ xã hội, …) nhiều hơn so với trong cùng nhóm dân tộc khác (nhóm người Kinh). Dự án tập trung thực hiện các hoạt động nhằm nâng cấp sản phẩm; Tăng cường vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ và chuyển đổi quan hệ giới ở cấp hộ gia đình, cộng đồng. Đồng thời vận động chính sách về vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ và các bài học kinh nghiệm từ thực hiện dự án.
 
Sau 4 năm triển khai, dự án đã mang lại những tác động tích cực cho cuộc sống của người dân. Đã có 629 phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình hưởng lợi trực tiếp, 234.000 người hưởng lợi gián tiếp từ dự án. Tỷ lệ hộ nghèo ở xã dự án đều giảm qua các năm: Tỷ lệ hộ nghèo xã Lùng Khấu Nhin giảm từ 82% (năm 2011) xuống còn 49,5% (năm 2014), xã Mường Hum giảm từ 58,3% xuống còn 23,3% và Trịnh Tường từ 59,3% xuống còn 20,1%.
 
Chuỗi lợn đen được lựa chọn để phát triển phù hợp với tiềm năng của địa phương, với truyền thống chăn nuôi của đồng bào dân tộc và điều kiện tự nhiên. Thông qua các hoạt động tập huấn về các kỹ năng nuôi lợn, thành lập các tổ nhóm sinh hoạt cho các chị em phụ nữ, thành lập tủ thuốc thú y, kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn, kết nối với các tổ chức tài chính để hỗ trợ vay vốn. Dự án đã tạo ra được những thay đổi đáng kể trong cách nghĩ, cách làm kinh tế của đồng bào và đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Từ chỗ nuôi 1 - 2 con lợn để sử dụng cho nhu cầu của gia đình và chỉ bán khi cần tiền mà không biết tính toán lỗ/lãi thì nay các hộ gia đình đã biết nuôi số lượng lợn lớn hơn, bán ra thị trường vào những thời điểm có giá cao để tăng thu nhập cho gia đình. Các phụ nữ hưởng lợi trực tiếp có thu nhập tăng trung bình trên 16 triệu đồng/năm từ nuôi lợn đen. Hoạt động “Ngân hàng lợn” đã phát huy hiệu quả, giúp chị em tự chủ hơn trong phát triển kinh doanh. Việc tuyên truyền kiến thức và kỹ năng chăn nuôi lợn đen bản địa theo định hướng thị trường thông qua các phiên chợ là một sáng kiến độc đáo, hấp dẫn và hiệu quả. 
 
Chuỗi lợn đen đã được đưa vào trong quy hoạch ngành chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến 2030. Sản phẩm lợn đen đã được đề xuất thành thương hiệu “Lợn đen của Lào Cai” và gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ để cấp giấy chứng nhận và bảo hộ.
 
Ngoài ra, dự án đã góp phần cải thiện môi trường thông qua mô hình nuôi lợn “khoanh nhốt” chứ không thả rông như trước. Chuồng trại thoáng, mát, đảm bảo vệ sinh, giúp cho đàn lợn lớn nhanh và khỏe mạnh hơn, giảm được tình trạng lợn bị chết, bị bệnh do chuồng trại chật hẹp và mất vệ sinh.  
 
Đồng thời, Dự án cũng có những tác động thay đổi về nhận thức giới, về vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nhiều chị em phụ nữ đi tiên phong trong các phong trào do chính quyền hay dự án phát động, áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất kinh doanh, chủ động tìm kiếm các hoạt động kinh doanh khác ngoài sản xuất nông nghiệp để đa dạng hóa nguồn thu, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Cụm từ “Phụ nữ làm chủ kinh tế” đã trở nên phổ biến với các cấp ở Lào Cai và được lồng ghép vào kế hoạch và chiến lược kinh tế - xã hội của địa phương./.
Ngọc Linh

Tin Liên Quan

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là...

Hơn 271 tỷ đồng ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 22/9/2024, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ của trên 6000 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp với số tiền 271,9 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là...

Ưu tiên số 1 là sắp xếp nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại hoàn toàn do hoàn lưu bão số 3

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp về một số nội dung liên quan đến phương án khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh diễn ra chiều 22/9.

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...