Tự tin bước vào năm học mới

Năm học 2015 - 2016 đã bắt đầu với nhiều niềm tin và kỳ vọng. Nhân dịp này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo về nhiệm vụ năm học mới.

Phóng viên: Năm học 2014 - 2015 đã khép lại, ngành giáo dục – đào tạo tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công, tạo niềm tin, động lực và nền tảng vững chắc cho năm học 2015 -2016. Xin đồng chí cho biết năm học mới, ngành giáo dục – đào tạo tỉnh sẽ tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu nào?

Đồng chí Nguyễn Anh Ninh: Với chủ đề “Vì học sinh thân yêu; trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân”, để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016, ngành giáo dục - đào tạo tỉnh xác định: Đổi mới tư duy nhận thức là khâu khởi đầu, nâng cao vai trò của cán bộ quản lý, giáo viên là giải pháp then chốt và đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá là khâu đột phá; nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó mấu chốt là nhận thức về yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục; tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý; tăng cường tự chủ cùng với tự chịu trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở giáo dục; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục làm trọng tâm; đổi mới đồng bộ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, nâng cao chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.



Lễ khai giảng năm học 2015 - 2016 tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. (Ảnh: Thanh Nam)

Ngành giáo dục – đào tạo tỉnh chủ động, tích cực hội nhập, tiếp cận phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục tiên tiến, xây dựng các mô hình giáo dục; triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp học; củng cố kết quả, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, khắc phục “xã yếu”, tỷ lệ chuyên cần còn thấp, thực hiện hiệu quả việc xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau xóa mù chữ; đẩy mạnh các phong trào thi đua, xây dựng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cách làm sáng tạo gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng nông thôn mới, đổi mới toàn diện giáo dục. 

Phóng viên: Năm 2015 là năm đầu tiên Lào Cai thực hiện Đề án Quy hoạch mạng lưới trường lớp giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030. Việc quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp có ý nghĩa và tác động như thế nào đến sự phát triển giáo dục của tỉnh, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Anh Ninh: Quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh. Khi đề án được tỉnh phê duyệt và triển khai, sẽ khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập về mạng lưới trường, lớp hiện nay, để toàn tỉnh có mạng lưới trường lớp học cơ bản có tính phù hợp cao, vừa đáp ứng tốt nhu cầu trước mắt, vừa đảm bảo ổn định và phát triển lâu dài.

Quy hoạch mạng lưới trường, lớp đi đôi với rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo cho hiệu quả, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở quy hoạch, thực hiện chuẩn hóa giáo dục vùng cao; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hiện đại hóa các trường trọng điểm, phấn đấu đến năm 2020 giáo dục Lào Cai được xếp hạng trong những tỉnh dẫn đầu của khu vực trung du - miền núi phía Bắc, đặc biệt là giáo dục dân tộc.
 


Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (TP Lào Cai) chào đón năm học mới.

 
Việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030 được thực hiện theo lộ trình và phân kỳ đầu tư. Năm học 2015 – 2016 sẽ thực hiện quy hoạch, sáp nhập các trường, đưa học sinh ở điểm trường về trường chính đối với các trường đảm bảo cơ sở vật chất. Trên cơ sở đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp, việc sáp nhập các trường, mở rộng quỹ đất được thực hiện từ cơ sở.

Phóng viên: Năm học 2015 - 2016, trên 90 trường THCS trên địa bàn tỉnh sẽ được nhân rộng thí điểm mô hình trường học mới đối với học sinh lớp 6. Theo đồng chí, với Lào Cai, việc triển khai mô hình mới này có thuận lợi và khó khăn gì?

Đồng chí Nguyễn Anh Ninh: Việc triển khai mô hình trường học mới cấp THCS trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân ủng hộ, đồng thuận. Mô hình trường học mới đã được triển khai ở 81 trường tiểu học của Lào Cai từ năm học 2011- 2012.

Năm học 2014 - 2015, Lào Cai là 1 trong 6 tỉnh trên toàn quốc được lựa chọn để triển khai thực nghiệm mô hình trường học mới cấp THCS tại 4 trường THCS. Qua 1 năm triển khai thực nghiệm, cán bộ quản lý, giáo viên đã tiếp cận và có thành công bước đầu để triển khai mô hình. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình trường học mới cấp THCS cũng gặp khó khăn, vì trong nhiều năm qua, cán bộ quản lý, giáo viên đã được học tập, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển nội dung, việc chuyển sang định hướng phát triển năng lực cần có thời gian. Một số lớp học có số lượng học sinh đông, diện tích lớp nhỏ, giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới.
 


Thầy và trò các trường học trên địa bàn xã Suối Thầu (Sa Pa) tham gia
trò chơi trong ngày khai giảng năm học mới.

Phóng viên: Những năm học gần đây, nhiều trường học vùng cao đã thực hiện tốt việc duy trì và nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, dịp đầu năm học mới, công tác huy động học sinh ra lớp vẫn là vấn đề nan giải. Ngành giáo dục - đào tạo tỉnh có giải pháp gì để vận động học sinh ra lớp, đảm bảo sĩ số?

Đồng chí Nguyễn Anh Ninh: Việc huy động học sinh ra lớp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhất là trong thời gian đầu năm học. Để huy động được tối đa học sinh ra lớp trong thời này, ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Các trường học tổ chức “tuần sinh hoạt đầu năm” với các hoạt động: Đón học sinh đầu cấp; giới thiệu về truyền thống nhà trường; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tu sửa, vệ sinh trường lớp, trang trí lớp học nhằm huy động và giữ học sinh ở lại trường.

Nhà trường phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên trong việc vận động học sinh ra lớp, chú ý tới từng học sinh, đặc biệt là những học sinh ở những thôn, bản xa, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách; tăng cường báo cáo số liệu học sinh đi học chuyên cần theo ngày và theo tuần; các tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ cần tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, giúp đỡ các đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần. Năm học 2015 - 2016, đối với khu vực vùng cao, ngành giáo dục - đào tạo Lào Cai phấn đấu tỷ lệ nâng chuyên cần cấp mầm non, tiểu học đạt 97% trở lên; cấp THCS, THPT đạt 95% trở lên.

Phóng viên:: Đồng chí có lời nhắn nhủ gì tới các thầy - cô giáo và học sinh trong toàn tỉnh để thêm vững tin bước vào năm học 2015 - 2016?

Đồng chí Nguyễn Anh Ninh: Chúng ta có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được của ngành giáo dục – đào tạo Lào Cai trong giai đoạn vừa qua. Với tinh thần đoàn kết, thống nhất một lòng, sáng tạo, nỗ lực vượt khó, tôi tin tưởng rằng, các cán bộ quản lý giáo dục, thầy, cô giáo sẽ không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tận tâm, tận lực với với sự nghiệp giáo dục; đặc biệt, tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để đáp ứng với yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời là những tấm gương sáng về trí tuệ, đạo đức cho học trò noi theo.

Với các em học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần rèn luyện thể lực và nhân cách tốt; sống có lý tưởng, có hoài bão, ước mơ, biết cách chiếm lĩnh tri thức khoa học và cũng cần phải có kỹ năng sống, biết yêu thương, chia sẻ, biết yêu cuộc sống tươi đẹp, sống đẹp, sống có ích!

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Theo Tuấn Ngọc/LCĐT

Tin Liên Quan

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là...

Hơn 271 tỷ đồng ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 22/9/2024, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ của trên 6000 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp với số tiền 271,9 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là...

Ưu tiên số 1 là sắp xếp nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại hoàn toàn do hoàn lưu bão số 3

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp về một số nội dung liên quan đến phương án khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh diễn ra chiều 22/9.

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...