Lào Cai thi đua làm theo lời Bác

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi thi đua của Bác đã thu hút hàng triệu, triệu người cùng đồng tâm hiệp lực quyết tâm “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người đã chỉ ra “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”...

Trong tình cảm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các địa phương và cả dân tộc Việt Nam, Lào Cai là tỉnh được Bác quan tâm đặc biệt, đã nhiều lần Người gửi thư thăm hỏi, động viên, biểu dương cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Lào Cai và ngày 23/9/1958 Lào Cai vinh dự được đón Bác đến thăm.

Cùng với nhân dân cả nước hưởng ứng “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” và phong trào thi đua yêu nước theo đường lối kháng chiến do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, quân và dân Lào Cai đã nhất tề đứng lên đấu tranh “Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, chống nội phản”, mở ra một bước ngoặt trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Lào Cai, đồng thời phá tan âm mưu lập “Tỉnh Nùng”,“Tỉnh Thái” tự trị và ý đồ phong toả biên giới của thực dân Pháp,…

Đến tháng 11 năm 1950 tỉnh Lào Cai được hoàn toàn giải phóng. Sau ngày giải phóng, Lào Cai tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, tiêu biểu là các phong trào thi đua: “Hoàn thành sửa chữa đường sắt Yên Bái - Lào Cai trước thời hạn chúc thọ Hồ Chủ tịch 61 tuổi”, phong trào “Bình dân học vụ”, phong trào “Tăng gia sản xuất”; phong trào “Ba sạch”; phong trào “Bốn diệt”… Thông qua các phong trào thi đua đã góp phần quan trọng để Lào Cai hoàn thành công tác tiễu phỉ và phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân.
 


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Vịnh trò chuyện với các nữ đại biểu dự
Đại hội Đảng bộ huyện Bát Xát lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, các phong trào thi đua: “Ngày lao động cộng sản chủ nghĩa”, “Xây dựng hợp tác xã nông nghiệp”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... đã được nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia, góp phần vào chiến thắng lịch sử của dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong giai đoạn này, trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai tiêu biểu có các phong trào thi đua: “Ba điểm cao” của các xí nghiệp, công trường, nông trường; nông dân, xã viên hợp tác xã với phong trào thi đua: Nắm chắc tay cày, tay súng, cần cù lao động và dũng cảm chiến đấu chống thiên tai, địch họa, thi đua thực hiện ba mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp; đội ngũ trí thức với phong trào thi đua “Ba quyết tâm”; đoàn viên, thanh niên với phong trào thi đua “Ba sẵn sàng”; phụ nữ với phong trào thi đua “Ba đảm đang”; giáo viên và học sinh với phong trào thi đua “Hai tốt”; cán bộ, công nhân, viên chức với phong trào thi đua “Ba cải tiến”; thiếu niên, nhi đồng với phong trào “Nghìn việc tốt”…

Chỉ riêng trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) qua các phong trào thi đua, tỉnh Lào Cai đã được Chính phủ tặng thưởng 8 Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng 37 Bằng khen; các bộ, ngành Trung ương tặng 47 Bằng khen; năm 1964 toàn tỉnh có 35 đơn vị đạt danh hiệu “Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa”...

Năm 1991, Lào Cai được tái lập trong bối cảnh muôn vàn khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh biên giới và sự trì trệ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hệ thống hạ tầng thấp kém và đời sống kinh tế - xã hội vô cùng khó khăn, an ninh trật tự tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn... Trước thực trạng đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh đã chung sức, đồng lòng thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ.

Trong giai đoạn từ năm 1991 - 2000 là thời kỳ các phong trào thi đua của tỉnh hướng tới thực hiện mục tiêu khôi phục và tập trung xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. Các phong trào thi đua được tổ chức triển khai toàn diện các lĩnh vực tiêu biểu trong giai đoạn này là: “Làm đường giao thông”; “Kiên cố hoá các công trình hạ tầng nông thôn”; “Thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”,… thông qua các phong trào thi đua, hàng loạt các công trình được nâng cấp, sửa chữa và làm mới…

Đến cuối năm 2000, toàn tỉnh có 163/180 xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã. Hàng trăm cây cầu các loại được làm mới, cầu Cốc Lếu được xây dựng lại và thông cầu Hồ Kiều nối liền tỉnh Lào Cai với Vân Nam (Trung Quốc) mở lại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Cùng với đó là 690 công trình thủy lợi được nâng cấp và xây dựng mới; kéo điện lưới quốc gia tới 11/11 huyện, thị xã; hệ thống bưu chính viễn thông được mở rộng tới 2/3 số xã trong tỉnh…

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, là thời kỳ các phong trào thi đua của tỉnh hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bứt phá. Các phong trào thi đua được tổ chức triển khai đi vào chiều sâu và theo từng chuyên đề bám sát từng chương trình, đề án, nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và gắn liền với Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phong trào thi đua “3 tăng, 3 giảm” được các địa phương chú trọng tổ chức triển khai 3 nội dung thi đua tăng gồm: Tăng số hộ giàu, tăng số hộ gia đình văn hoá, tăng số người đi học và 3 nội dung thi đua giảm là: Giảm số hộ nghèo, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giảm số trẻ em bỏ học. UBND tỉnh phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề, tiêu biểu là các phong trào: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”; “Vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân”; “Thực hiện công tác dân số, gia đình và trẻ em”; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói, giảm nghèo”; “Thực hiện chương trình cải cách hành chính”; “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh”; “Chung sức xây dựng nông thôn mới”…

Cùng với các phong trào thi đua do UBND tỉnh phát động, Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua… Các phong trào thi đua yêu nước gắn với học tập và làm theo Bác đã tạo niềm tin và khí thế mới trong Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, giúp Lào Cai có bước tiến vượt bậc trên mọi lĩnh vực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (GDP) duy trì ở mức cao; mô hình tăng trưởng kinh tế đã có sự chuyển đổi từ chiều rộng sang tăng trưởng hợp lý chiều rộng và chiều sâu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển biến mạnh, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả. Kết cấu hạ tầng từ đô thị đến nông thôn có bước phát triển vượt bậc.

Bản sắc văn hoá các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Chất lượng giáo dục, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng cao. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Khoa học và công nghệ từng bước gắn với sản xuất và đời sống. Phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực. Quốc phòng được củng cố, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Hoạt động đối ngoại thu được nhiều kết quả. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn duy trì ở thứ hạng cao. Công tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới; công tác phát triển đảng viên và chi bộ thôn, bản tăng nhanh. Vị thế của Lào Cai ngày càng được nâng cao.

Ghi nhận thành tích mà nhân dân và cán bộ tỉnh Lào Cai đạt được sau hơn 20 năm tái lập, Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành trung ương đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp năm 2003; Huân chương Hồ Chí Minh năm 2007; 28 tập thể và cá nhân được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 58 Bà mẹ được phong tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 3 tập thể được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới; trên 22.500 lượt tập thể và cá nhân được Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương các hạng…

Thành tích mà nhân dân và cán bộ tỉnh đạt được trong thời gian qua là rất đáng trân trọng và tự hào. Để đẩy mạnh phong trào thi đua và làm tốt công tác khen thưởng trong giai đoạn tiếp theo, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung thực hiện đồng bộ một số nội dung cơ bản sau:

Một là: Ðổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; phong trào thi đua, công tác khen thưởng phải hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, đơn vị, địa phương; phong trào thi đua được tổ chức triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức.

Hai là: Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua.

Ba là: Công tác khen thưởng phải không ngừng đổi mới, bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và người lao động trực tiếp.

Bốn là: Ðề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trong việc tổ chức triển khai phong trào thi đua; trong việc phát hiện điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Năm là: Các cơ quan, đơn vị, địa phương bố trí cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, trình độ phù hợp, có đủ năng lực để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai phong trào thi đua.

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, ra sức thi đua quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra./.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Càng gian khó, càng đoàn kết như anh em ruột thịt

Cách đây 66 năm, ngày 23/9/1958, tại sân Tỉnh ủy, khi trò chuyện với cán bộ, công nhân, chiến sĩ, Nhân dân, kiều bào ta đang sinh sống tại Hà Khẩu (Trung Quốc), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, dưới chế độ dân chủ cộng hòa của chúng ta, các dân tộc bất kỳ to hay nhỏ đều là bình đẳng, đều là...

Hơn 271 tỷ đồng ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 22/9/2024, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ của trên 6000 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp với số tiền 271,9 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là...

Ưu tiên số 1 là sắp xếp nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại hoàn toàn do hoàn lưu bão số 3

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp về một số nội dung liên quan đến phương án khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh diễn ra chiều 22/9.

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...