Nhật Bản: Ba năm sau thảm họa động đất, sóng thần

Ba năm sau thảm họa động đất, sóng thần, Chính phủ và người dân Nhật Bản đã và đang nỗ lực thu dọn đống đổ nát, xây dựng lại nhà cửa và các công trình thiết yếu.



Ảnh chụp tại cùng một khu vực ở thị trấn Tagajo, tỉnh Miyagi lúc xảy ra thảm họa và sau khi tái thiết. (Ảnh: AFP)

 
Đúng ngày này ba năm trước, ngày 11/03/2011, khu vực đông bắc Nhật Bản gồm các tỉnh Fukushima, Migayi và Iwate phải hứng chịu một trận siêu động đất gây sóng thần dẫn đến thảm họa hạt nhân. Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia (NPA) Nhật Bản, thảm họa kép này làm khoảng 19 nghìn người chết và mất tích, gần 270 nghìn người phải rời bỏ quê hương, nhiều làng mạc bị xóa sổ. Ðáng chú ý, sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 để lại "di chứng" kéo dài hàng chục năm.

Trong tận cùng nỗi đau và mất mát, người dân Nhật Bản đã cho thế giới chứng kiến một tinh thần võ sĩ đạo bất khuất, kiên cường của mình. Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố: "Mỗi ngày, chúng ta hãy quên đi những nỗi đau trong quá khứ và chung tay xây dựng lại những gì đã mất".

Từ tháng 10/2011, công tác dọn dẹp những núi rác khổng lồ ở ven biển đông bắc Nhật Bản đã được tiến hành bằng một ý chí và nỗ lực phi thường. Tới nay, 94% số rác thải phát sinh sau thảm họa tại đây đã được thu gom. Cả khu vực Đông Bắc, nơi bị sóng thần tàn phá nặng nề nhất, cảnh tượng hiện nay giống như một công trường xây dựng khổng lồ. Chính phủ Nhật Bản cam kết chi 250 tỷ USD nhằm tái thiết khu vực Đông Bắc trong vòng 5 năm kể từ khi xảy ra thảm họa.

Chính phủ Nhật Bản đã trích ra một khoản ngân sách đáng kể để hỗ trợ những người mất nhà cửa trong sóng thần. Mức đền bù cho những gia đình có nhà cửa bị hư hại là 500.000 Yên, tương đương 5.000 USD. Số tiền này tăng gấp đôi nếu ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Ngoài ra, Chính phủ cũng cung cấp nhiều khoản vay dài hạn cho dân cư địa phương xây dựng nhà cửa với giá trị tối đa có thể lên tới 120.000 USD. Các khoản vay này không tính lãi trong 5 năm đầu tiên.

Hiện nay, cuộc sống của người dân vùng Đông Bắc Nhật Bản còn nhiều khó khăn, song họ vẫn đang nỗ lực từng ngày để có thể quay trở lại nhịp sống bình thường như trước khi xảy ra thảm họa. Những con đường ven biển vùng đông bắc Nhật Bản 3 năm sau thảm họa đã trở nên sạch sẽ và phong quang. Không còn bóng dáng của những đống rác khổng lồ chất cao như núi - hình ảnh vốn rất phổ biến sau sóng thần. Trên các cánh đồng, những hoạt động thu gom rác vẫn diễn ra hằng ngày. Hàng trăm người dân được huy động để thu gom những mảnh sành sứ, kim loại bị trộn lẫn trong đất ruộng.

Ông Tadano Tetsuo, Ủy ban phục hồi tỉnh Fukushima, Nhật Bản cho biết: “Vẫn còn rất nhiều rác thải nằm lẫn trong đất ruộng dọc theo vùng bờ biển. Không dọn sạch chúng đi thì chúng tôi không trồng cấy gì được. Chúng tôi đã bắt đầu thu dọn chúng từ tháng 10/2011. Lúc đầu chúng tôi dọn bằng máy, nhưng với các rác thải nằm lẫn trong đất thì phải nhặt dần dần bằng tay thôi”.

Dẫu cuộc sống ở Nhật Bản đã dần trở lại quỹ đạo, ngoại trừ các khu vực nằm trong vòng bán kính 30 km tính từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Song, Nhật Bản vẫn còn quá nhiều việc phải làm để giải quyết hậu quả của trận đại thảm họa này.

Thứ nhất là việc xử lý rác. Người ta dự tính chỉ riêng ở 3 tỉnh Fukushima, Miyagi và Iwate đã có hơn 16 triệu tấn rác và 10,4 triệu tấn bùn đất cần phải xử lý, trong khi mới xử lý được khoảng 75% rác và 40% bùn đất trong suốt 3 năm qua.

Thứ hai là việc khôi phục cơ sở hạ tầng, khôi phục kinh tế ở các khu vực bị thiệt hại nặng bởi động đất, sóng thần. Các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản đang cần rất nhiều thứ, từ nguồn tài chính cho đến nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng do hàng vạn người đã chết, bị thương hoặc chuyển đi nơi khác.

Thứ ba là vấn đề xử lý chất phóng xạ. Đây là việc làm vô cùng khó khăn, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, trong đó việc tháo dỡ thành công nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 đóng vai trò mấu chốt để ngăn chặn nguồn phóng xạ có thể tiếp tục rò rỉ ra bên ngoài.

Ngoài những tác hại khủng khiếp, thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản đã giúp con người rút ra được những bài học quý báu trong việc khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Cảnh báo tác động “tàn khốc” của biến đổi khí hậu và xung đột đối với người nghèo

Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.

Đức nỗ lực ổn định thị trường lao động

Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt...

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Ngày 17/9, tại Trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024.

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận...

Ấn tượng Việt Nam tại một trong những hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

Ngày 17/9, Hội chợ du lịch quốc tế và Pháp IFTM Top Resa năm 2024 (Top Resa 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles, Paris.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em

Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho "cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em" trở nên tồi tệ hơn.