Khi nông sản kết nối bền vững với thị trường

Thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, Sa Pa trở thành “thiên đường” của các loại nông sản đặc sản và ngày nay nó đã có mặt ở các tỉnh, thành phố lớn, chợ trung tâm và một số siêu thị. Những nông sản này đang thực sự đem lại giá trị kinh tế cao khi được kết nối với thị trường thông qua doanh nghiệp, hợp tác xã.
Liên kết sản xuất giúp nông dân có đầu ra ổn định.

Chị Đỗ Thị Liên, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết: Hiện nay, sản phẩm của Hợp tác xã đã có mặt trên sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội. Với thương hiệu sẵn có, đơn vị đang mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới cung cấp sản phẩm chất lượng cao tới nhiều thị trường khó tính. Hợp tác xã Hoa Đào được đánh giá là mô hình tiêu biểu thực hiện kết nối thị trường với người nông dân. Sản phẩm của các xã viên được tiêu thụ dễ dàng với giá ổn định và có sự điều chỉnh linh hoạt theo biến động thị trường.

Ngoài sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa và ngô sản xuất mang tính tự cấp tự túc, Sa Pa hiện có nhiều sản phẩm thế mạnh như rau, dược liệu, hoa các loại, thủy sản nước lạnh. Các sản phẩm này đến nay đã có thương hiệu và vị trí nhất định trên thị trường trong nước. Nổi bật trong đó là sản phẩm rau Sa Pa, rau hàng hóa có tổng giá trị lớn nhất với 70% sản lượng cung cấp ra thị trường. Diện tích rau của Sa Pa là 1.250 ha, rau được trồng 3 vụ: Xuân, hè thu và vụ đông, sản lượng mỗi năm đạt 23,8 nghìn tấn. Các sản phẩm chính như bắp cải, su hào, cải các loại, nhưng loại có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất vẫn là quả su su. Sa Pa đang sản xuất su su theo hướng hàng hóa tập trung, thông qua các hợp tác xã, doanh nghiệp, sản lượng su su bán ra thị trường 5.000 tấn quả mỗi năm. Nông dân sản xuất su su đến đâu, tiêu thụ tới đó với giá bán ổn định. Trồng su su đem lại nguồn thu từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho nhiều hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa.

Những năm gần đây, cây dược liệu Atisô trở thành hướng làm giàu cho nhiều hộ nông dân tại thị trấn Sa Pa bởi loại cây này đem lại nguồn thu không hề nhỏ. Năm 2013, Sa Pa trồng 32 ha Atisô, sản lượng đạt 1.050 tấn lá tươi, trong đó 97% sản lượng được Công ty cổ phần Traphaco tại Sa Pa thu mua. Theo tính toán của nông dân Sa Pa, mỗi ha Atisô đem lại thu nhập 80 - 90 triệu đồng, ngoài ra còn có nguồn thu khác từ củ, nụ và hoa. Từ hiệu quả kinh tế đem lại, ngành nông nghiệp Sa Pa đang mở rộng thêm 17,5 ha Atisô tại các xã Sa Pả, Trung Chải và Tả Phìn nhờ sự hỗ trợ của doanh nghiệp về giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật. Công ty cổ phần Traphaco được đánh giá là điểm tiêu thụ có quy củ và ổn định nhất đối với sản phẩm cây dược liệu tại Sa Pa. Ngay từ đầu vụ, doanh nghiệp đã ký hợp đồng thu mua, cùng nông dân thống nhất giá sản phẩm có sự linh hoạt theo thị trường. Công suất của nhà máy chế biến Atisô tại Sa Pa là 4.000 tấn/năm, như vậy, sản lượng của địa phương không đủ cung cấp cho nhà máy, người trồng không phải lo đầu ra cho sản phẩm.

Việc phát triển cây hoa tại Sa Pa cũng đã có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ. Một số hộ dân vùng Mê Linh, Vĩnh Phúc gần đây đã thuê đất trồng hoa tại Sa Pa để cung cấp cho thị trường Hà Nội và một số thị trường cao cấp dưới hình thức người trồng ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị tiêu thụ. Với hình thức ký hợp đồng này, hiệu quả kinh tế từ trồng hoa đạt 300 - 400 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho rằng, sản phẩm nông nghiệp được liên kết tiêu thụ thông qua doanh nghiệp sẽ ổn định hơn thay vì người nông dân phải tự tìm thị trường. Đặc biệt, với những sản phẩm nông nghiệp sản xuất tập trung, có sản lượng lớn như su su thì nhất thiết phải trông cậy vào doanh nghiệp tiêu thụ. Để sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt các sản phẩm mang tính đặc sản được tiêu thụ tốt hơn nữa, ngành nông nghiệp huyện đã có chính sách khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp chung tay. Và để nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp, huyện Sa Pa cũng đã có chủ trương xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chỉ thực sự bền vững khi có đầu ra ổn định và việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân là hướng đi đã được ghi nhận. Hướng đi này cần được khuyến khích tại những vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, tránh tình trạng sản xuất tràn lan nhưng đầu ra không hiệu quả. Quy hoạch sản xuất cần phải tiến hành song song với việc tiêu thụ sản phẩm mới có thể tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, chứ không hoàn toàn là việc tăng năng suất một cách cơ học./.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).