Năm 2013 hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều dấu ấn đặc biệt

Có thể nói tăng trưởng xuất khẩu cao đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trong phát triển kinh tế trong năm 2013. Năm mới 2014 đến gần, chúng ta cùng đáng giá lại hoạt động xuất nhập khẩu năm 2013 của đất nước để có thể tự hào về những kết quả đã đạt được.

Toàn cảnh bức tranh xuất nhập khẩu năm 2013

Trong năm 2013, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn phụ thuộc lớn vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. (năm 2011 tăng 34,2%; năm 2012 tăng 18,2%). Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%.

 

Ảnh minh hoạ (Nguồn: V.T)

Giới chuyên gia nhận định, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 tăng cao chủ yếu ở khu vực FDI với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Xuất khẩu của khu vực này trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm 61,4% và tăng 22,4%.

Về nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước (năm 2011 tăng 25,8%; năm 2012 tăng 6,6%). Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực FDI đạt 74,5 tỷ USD, tăng 24,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 tăng 18,3% so với năm 2012.

Cũng như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu khu vực FDI những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu: Năm 2011 nhập khẩu của khu vực này chiếm 45,7% và tăng 32,1%; năm 2012 chiếm 52,7% và tăng 22,7%; năm 2013 chiếm 56,7% và tăng 24,2%.

Một nét nổi bật là cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay của nước ta đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp  nặng và khoáng sản đạt 58,6 tỷ USD, tăng 21,5% và chiếm 44,3% (Năm 2012 đạt 48,2 tỷ USD và chiếm 42,1%). Nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 50,3 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm 38,1% (Năm 2012 đạt 43,3 tỷ USD và chiếm 37,8%). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 16,5 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 12,5% (Năm 2012 đạt 16,8 tỷ USD và chiếm 14,7%). Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% và chiếm 5,1% (Năm 2012 đạt 6,1 tỷ USD và chiếm 5,3%).

Những điểm nhấn đáng ghi nhận

Với kim ngạch tăng trưởng 15,4% tương đương với 132,17 tỷ USD, năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu của Việt Nam đạt xuất siêu. Tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cả nước có 22 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và lần đầu tiên xuất khẩu mặt hàng rau quả đã vào danh sách nhóm xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Năm 2013, nhóm công nghiệp chế biết ước đạt 93 tỷ USD, chiếm 70,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK), tăng 25,5% so với năm 2012. Đây là nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất, quy mô xuất khẩu lớn nhất và là nhóm hàng chủ lực trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, đóng góp vai trò quan trọng, kéo xuất khẩu cả nước tăng trưởng.

Trong số 26 nhóm mặt hàng thuộc nhóm này, chỉ có 2 mặt hàng có KNXK giảm là phân bón các loại và máy ảnh, máy quay phim và linh kiện. Các mặt hàng còn lại đều có KNXK tăng. Điển hình những mặt hàng có mức tăng trưởng cao là điện thoại các loại và linh kiện (tăng 69,2%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 36,2%); hoá chất (tăng 32,4%).

Điểm đáng chú ý trong năm 2013 là xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước bắt đầu khôi phục và có xu hướng tăng dần. KNXK của khu vực này ước tăng trưởng ở mức 3,5% (năm 2012 là 1,2%) và kim ngạch nhập khẩu tăng 5,6% (năm 2012 giảm 7%), cho thấy doanh nghiệp trong nước đã có dấu hiệu phục hổi. Lý giải cho kết quả trên, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, các doanh nghiệp đã bước đầu nắm bắt được các ưu đãi của Hiệp định thương mại FTA, trong đó vận dụng CO ưu đãi trong khu vực ASEAN tăng 56%, mẫu AK (giữa ASEAN với Hàn Quốc) tăng 35%, mẫu AJ (giữa ASEAN và Nhật Bản) tăng 25% , đặc biệt với Ấn Độ tăng 169%.

Nhập khẩu năm 2013 tiếp tục phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu; là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi gia nhập WTO (năm 2007), Việt Nam xuất siêu. Nếu như năm 2007 Việt Nam nhập siêu với tỷ lệ 29,1%/tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, năm 2008 tỷ lệ 28,8%, năm 2009 tỷ lệ 22,5%, năm 2010 tỷ lệ 17,5%, năm 2011 tỷ lệ 10,1%, thì năm 2012 Việt Nam đã xuất siêu 749 triệu USD, năm 2013 ước xuất siêu 863 triệu USD.

Việc nhập khẩu các nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu tăng thấp hơn mức tăng nhập khẩu chung. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, điều này thể hiện việc điều hành kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên ở một góc độ khác, cũng thể hiện sức mua của thị trường trong nước đối với hàng tiêu dùng giảm.

Định hướng hoàn thành mục tiêu năm 2014

Tiếp tục phát triển thị trường là một giải pháp được nhiều chuyên gia kinh tế cũng như cộng động doanh nghiệp coi là đòn bẩy của tăng trưởng xuất khẩu.

Về vấn đề này, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng đồng tình và cho rằng: để tiếp tục công tác đẩy mạnh thị trường năm 2014 nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ít nhất 10% so với năm 2013 thì điều đầu tiên là phải làm tốt hơn công tác thị trường. Bên cạnh đó, công tác điều hành xuất khẩu năm 2014 cũng phải mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và không xem nhẹ các thị trường tiềm năng, tuy hiện nay kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này còn nhỏ nhưng để từng bước nâng dần tỷ trọng hàng Việt Nam xuất khẩu chúng ta vẫn phải coi trọng những thị trường này bởi nhiều thị trường nhỏ cộng lại cũng có ý nghĩa rất quan trọng, có thể tương đương với một thị trường lớn...

Hiện nay Bộ Công Thương cũng đang tích cực, chủ động tham gia đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp như tích cực thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO. Chúng ta thực hiện tương đối thành công Hiệp định khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), chúng ta cũng đang khai thác những lợi thế ưu đãi của các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trong khuôn khổ song phương và đa phương.

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành Công thương được giao phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục đàm phán thêm một số hiệp định thương mại tự do khác như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định với Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan, Hiệp định với Liên minh châu Âu (EU)... Khi đã kết thúc đàm phán những hiệp định quan trọng này thì lợi thế, khả năng xâm nhập vào các thị trường của hàng hoá Việt Nam và các nước đối tác, qua đó xâm nhập vào thị trường các khu vực và thế giới sẽ lớn hơn... Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp cũng phải tích cực, chủ động hơn trong xây dựng lộ trình, có kế hoạch cụ thể để khi Hiệp định có hiệu lực là doanh nghiệp có thể bắt nhịp được ngay./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...