Bát Xát: Phát triển du lịch gắn với cộng đồng các dân tộc thiểu số

Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, Bát Xát xác định phát triển kinh tế du lịch là một trong 3 lĩnh vực đột phá. Mục tiêu đến năm 2030, Bát Xát phấn đấu trở thành khu du lịch đặc sắc hướng tới trở thành khu du lịch quốc gia. Bát Xát đang tập trung phát triển dịch vụ du lịch sinh thái gắn với gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Bát Xát có 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 33,21%, dân tộc Dao chiếm 27,86%, dân tộc Giáy chiếm khoảng 15%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 15,6%, dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng 5,8%, các dân tộc còn lại chiếm khoảng 2%. Nét đặc trưng của du lịch Bát Xát là nhiều bản làng với những ngôi nhà trình tường độc đáo, những giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao, Giáy còn được bảo tồn…thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Không chỉ có những đặc sắc văn hóa bản địa, huyện Bát Xát được thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh núi non hùng vỹ, khí hậu trong lành, cảnh sắc tươi đẹp với nhiều địa danh nổi tiếng như Cột cờ Lũng Pô - điểm địa đầu“Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”; Y Tý nơi thiên nhiên nguyên sơ, khí hậu mát mẻ; những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, A Lù; Ngải Thầu Thượng – một trong những điểm “săn mây” lý tưởng bậc nhất ở Việt Nam.  

Đến với Bát Xát du khách có cơ hội chinh phục các đỉnh núi Pu Ta Leng 3.049m (xã Trung Lèng Hồ); Ky Quan San 3.046m (xã Sàng Ma sáo); Nhìu Cồ San 2.965m (xã Sàng Ma Sáo); đỉnh Lảo Thẩn 2.860m (xã Y Tý),…và khám phá hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng hoa Đỗ quyên, thác nước Xanh, Thác Thiên Sinh, Thác Hồng Ngài (xã Y Tý); Thác Rồng (xã Trung Lèng Hồ); Thác Tiên (xã Dền Sáng); Thác Ong chúa, Thác Long Thần Điêu (xã Sàng Ma Sáo); Thác Má San (xã Mường Vi),… Trải nghiệm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe thông qua khai thác tri thức dân gian về thảo dược và nguồn dược liệu với các sản phẩm thảo dược, thuốc tắm, thuốc ngâm chân, tinh dầu và khu nghỉ dưỡng, tắm lá thuốc tại các xã Phìn Ngan, Y Tý, Dền Sáng…

Để phát huy các tiềm năng du lịch đó, tạo sức bật cho Bát Xát, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TU ngày 27/01/2023 về định hướng không gian phát triển lĩnh vực kinh tế trọng tâm của huyện Bát Xát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Huyện ủy Bát Xát đã ban hành Đề án số 05-ĐA/HU ngày 01/12/2020 của Huyện uỷ Bát Xát về “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bát Xát giai đoạn 2020-2025”.

Hiện cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch đang được trung triển khai thực hiện. Các tuyến đường tỉnh lộ 156, 158, 155 kết nối với các vùng du lịch trọng điểm như Thành phố Lào Cai, Sa Pa đã và đang được nâng cấp. Một số tuyến tới các điểm du lịch như tuyến xuống cầu Thiên Sinh, tuyến vào cột cờ Lũng Pô, tuyến vào thôn Nhìu Cù San được tỉnh huyện quan tâm bố trí nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo giao thông thuận tiện cho hoạt động vận tải và di chuyển của khách du lịch. Các hạ tầng du lịch khác cũng từng bước được quan tâm. Đầu tư xây dựng nhà điều hành, trưng bày tại điểm Cột cờ Lũng Pô; Dự án GREAT triển khai tại thôn Choản Thèn đã hoàn thành và bàn giao nhà du lịch cộng đồng thôn Choàn Thèn cho nhóm phụ nữ Hà Nhì trong thôn quản lý. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà khách UBND huyện tại Y Tý và từng bước hình thành điểm thông tin, xúc tiến du lịch của Y Tý nói riêng và của huyện Bát Xát nói chung.

Các sản phẩm du lịch đã bắt đầu hình thành, thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như khách du lịch tham quan, trải nghiệm như: Dự án Sân Golf Bản Qua; Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Biển Mây; Khu nghỉ dưỡng Y Tý Resort; Khu phức hợp nghỉ dưỡng Y Tý ECO;....

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng. Từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với các di tích danh thắng, di sản văn hóa đã được công nhận như: di tích danh thắng Ruộng bậc thang Thề Pả; Chợ phiên vùng cao Mường Hum, Y Tý; Chương trình du lịch tâm linh dọc Sông Hồng gắn với Di tích Đền Mẫu Trịnh Tường và Cột cờ Lũng Pô. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các Lễ hội truyền thống: Lễ hội xuống đồng (Quang Kim); Lễ hội Pút Tồng (Phìn Ngan); Lễ cúng rừng “Gạ Ma Gio”, Lễ hội khô Già già… Từng bước hình thành chuỗi sản phẩm được công nhận OCOP hỗ trợ du lịch phát triển. Một số sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng như gạo Séng Cù, rượu, Miến đao sâm...; sản phẩm của làng nghề chạm bạc tiên nữ của người Dao (thôn Séo Pờ Hồ, Mường Hum); nghề đan lát mây, tre đan của dân tộc Hà Nhì.

Bát Xát chủ động và tích cực tổ chức các sự kiện du lịch thu hút được đông đảo các đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia: Lễ hội Mùa Thu Y Tý, giải đua xe đạp địa hình – Đi giữa mùa hoa đỗ quyên; giải leo núi chinh phục đỉnh Lảo Thẩn, đường đá cổ Pavie, Dù lượn, trải nghiệm Lê Tai nung,... Lồng ghép các nguồn lực để tập trung phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên cơ sở tiềm năng lợi thế của địa phương. Nổi bật có thể kể đến: Dự án của Chính phủ Úc (GREAT) giai đoạn và Dự án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bảo tồn làng văn hóa dân tộc (thôn Choản Thèn, xã Y Tý); các dự án về bảo tồn, phát triển du lịch từ nguồn dự án 2, Chương trình giảm nghèo bền vững tại thôn Lao Chải (xã Y Tý), thôn Ngải Trồ (xã Dền Sáng), thôn Nhìu Cồ San (xã Sàng Ma Sáo),...

Năm 2023, tổng lượng khách du lịch đến với Bát Xát đạt trên 180.000 lượt khách; Tổng doanh thu từ du lịch ước trên 266,76 tỷ đồng. Toàn huyện có 54 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó khoảng 80% là cơ sở homestay do bà con đồng bào dân tộc làm chủ). Thời gian lưu trú bình quân là 1,9 ngày/người. Mức chi tiêu bình quân đạt 780.000đ/người/ngày.

Bát Xát đang tiếp tục triển khai Nghị quyết số 11 và NQ số 36-NQ/TU của Tỉnh uỷ, Đề án số 03-ĐA/TU và Đề án số 05-ĐA/HU Huyện uỷ về lĩnh vực du lịch, trong đó có phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn với cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng. Huyện đang rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư các hạng mục hạ tầng giao thông, các tuyến tỉnh lộ kết nối các điểm du lịch, tạo thuận lợi cho giao thương và phát triển du lịch. Tăng cường tập trung nguồn lực, thu hút các nguồn vốn, nguồn dự án phát để phát triển du lịch huyện Bát Xát trọng tâm là xây dựng Y Tý trở thành khu du lịch đặc sắc./.

Ngọc Quyên

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).