Lào Cai: Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có 25 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 66,2% dân số toàn tỉnh với nhiều nét văn hóa, nhiều nghề truyền thống độc đáo và đặc sắc. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống vừa phát huy giá trị văn hóa truyền thống, vừa cải thiện cuộc sống, vừa góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương trong toàn tỉnh.

Người Mông (Sa Pa) bảo tồn và phát huy nghề thêu thổ cẩm

Tỉnh Lào Cai hiện có 30 làng nghề, trong đó có 20 làng nghề truyền thống. Một số nghề, làng nghề truyền thống được nhiều du khách biết đến như nghề may thêu, thổ cẩm, dệt vải, đan lát, rèn đúc, chạm khắc bạc, làm hương, mây tre đan, nghề nấu rượu,…Trong đó, một số sản phẩm của các làng nghề đã và đang trở thành sản phẩm hàng hoá nổi tiếng, gắn với các sản phẩm du lịch như nghề thêu thổ cẩm của người Hà Nhì ở xã Y Tý (huyện Bát Xát), người Mông, Dao, Xa Phó, Giáy (thị xã Sa Pa), người Tày xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên), người Thu Lao xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương). Các làng nghề và nghề chạm khắc bạc ở xã Dền Sáng, xã Mường Hum (huyện Bát Xát); ở xã Liên Minh, xã Tả Phìn,  xã Hoàng Liên, xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sa Pa). Nghề nấu rượu xã Bản Phố (huyện Bắc Hà), xã Thanh Bình (thị xã Sa Pa). Đặc biệt, sản phẩm rượu San Lùng (Bát Xát) lọt vào tốp 100 đặc sản quà tặng Việt Nam 2020 - 2021 do tổ chức Hội Kỷ lục Việt Nam ghi nhận.

Du khách khi đến với Lào Cai có thể lựa chọn và tìm mua các sản phẩm thổ cẩm, quà tặng, quà lưu niệm cho chính bàn tay người dân bản địa sản xuất. Trong các chương trình, hoạt động du lịch, thị xã Sa Pa đã đặc biệt quan tâm đến việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương với mong muốn đưa du khách hòa mình trong không gian sinh hoạt - văn hóa của người dân bản địa, để khám phá, tìm hiểu về bản sắc các dân tộc Sa Pa trong sản xuất các sản phẩm truyền thống như se lanh, dệt vải, thêu thổ cẩm, nhuộm chàm, vẽ hoa văn sáp ong trên vải lanh, nghề đan thồ, bện hài, rèn nông cụ, chạm khắc bạc, chế tác đồ trang sức,… Du lịch làng nghề đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách đến với Lào Cai, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân nơi đây.

Để bảo tồn và phát triển làng nghề, trong giai đoạn 2022- 2025, Lào Cai sẽ triển khai 4 nhóm nhiệm vụ, 11 nhóm giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề.

Với mục tiêu  tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng thôn bản, làng văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục và bảo tồn đối với nghề, làng nghề truyền thống như: Nghề làm hương của người Giáy thôn Kíp Tước, nghề làm Cốm của người Tày, Làng nghề thêu, may thổ cẩm của người Xa Phó, thôn Nậm Rịa, nghề nấu rượu thóc tại Làng Mới, xã Tả Phời (thành phố Lào Cai); làng nghề mây tre đan Hà Nhì, xã Y Tý, xã Nậm Pung (huyện Bát Xát); nghề dệt thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông tại thôn Sín Chải, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng); nghề làm nhạc cụ Khèn dân tộc Mông, tại xã Cán Cấu, xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai); nghề chạm khắc bạc của người Dao Đỏ, tại xã Ngũ Chỉ Sơn và xã Liên Minh, nghề làm hương của người Giáy xã Tả Van, nghề làm chạm khắc bạc dân tộc Mông xã Mường Hoa  (thị xã Sa Pa); nghề mây tre đan dân tộc Tày xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên); các làng nghề sản xuất rượu truyền thống: San Lùng, xã Nậm Pung (huyện Bát Xát), Cốc Ngù (huyện Mường Khương), Bản Phố (huyện Bắc Hà).

Đồ đan lát thủ công truyền thống vừa mang bản sắc văn hóa,
vừa
thuận tiện sử dụng trong cuộc sống hàng ngày

Lào Cai cũng quan tâm phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm và nghề nấu rượu tại thị xã Sa Pa và huyện Bắc Hà gắn với các tuyến/điểm du lịch trên địa bàn. Tập trung ưu tiên hỗ trợ một số làng nghề dệt thổ cẩm tại xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa; làng nghề nấu rượu đặc sản Thanh Kim tại xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa; làng nghề dệt may thổ cẩm, trang phục dân tộc gắn với điểm du lịch tại xã Tả Van Chư gắn với điểm du lịch Hang Rồng, huyện Bắc Hà; làng nghề dệt may thổ cẩm, trang phục dân tộc gắn với điểm du lịch Hang Tiên và Hồ thủy điện Cốc Ly, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà; làng nghề trồng hoa địa lan tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa; làng Nghề đan tại xã Y Tý, huyện Bát Xát.

Tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới bằng việc hỗ trợ phát triển làng nghề thêu, may thổ cẩm, cắt may trang phục dân tộc và Nghề làm cốm gắn với điểm du lịch tại xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai; hỗ trợ làng nghề trồng và chế biến thuốc tắm người Dao đỏ tại xã Tả Phìn, xã Thanh Kim, thị trấn Sa Pa, thị xã Sa Pa.

Khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, công nhận mới được 5 làng nghề, 6 nghề truyền thống và đến năm 2030 duy trì, công nhận mới được 5 làng nghề, 5 làng nghề truyền thống và 1 nghề truyền thống tập trung tại các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa; Thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương thông qua các hình thức du nhập, học tập, phổ biến, nhân rộng từ các mô hình, làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả.

Để triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, tỉnh Lào Cai sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch làng nghề; hỗ trợ, đào tạo người sử dụng lao động tại làng nghề nâng cao kỹ năng quản lý, chuyển đổi số, kiến thức kinh doanh; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại làng nghề xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện việc bảo tồn, phát huy những nghề, làng nghề truyền thống, góp phần cải thiện đời sống của bà con nhân dân trên địa bàn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

1. Mục tiêu chung

 Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các làng nghề trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng thôn bản, làng văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 11 làng nghề, 21 nghề truyền thống và 13 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.

- Công nhận mới 5 làng nghề và 6 làng nghề truyền thống; phát triển 4 làng nghề gắn với du lịch.

- Trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả.

- 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.

- Có ít nhất 07 làng nghề, nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

- Có ít nhất 2 làng nghề có sản phẩm được xây dựng, phát triển nhãn hiệu sản phẩm làng nghề.

- Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1-1,5 lần so với năm 2020.

- 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

b) Đến năm 2030

- Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 8 làng nghề, 32 nghề truyền thống và 18 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền.

- Công nhận mới 5 làng nghề, 5 nghề truyền thống và 1 làng nghề truyền thống; phát triển 4 làng nghề, 2 làng nghề truyền thống gắn với du lịch.

- Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả.

- 100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.

- Có ít nhất 3 làng nghề có sản phẩm được xây dựng, phát triển nhãn hiệu sản phẩm làng nghề.

- 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Ưu tiên triển khai xây dựng khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Sáng 16/9, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Họp trực tuyến về việc triển khai, khắc phục khẩn cấp khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà).

Hơn 82,1 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 82,1 tỷ đồng (bao gồm cả tiền ủng hộ của Quỹ cứu trợ Trung ương).

Lào Cai: Công nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lào Cai năm 2024.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025” thu hút 50.324 tài khoản tham gia

Theo thống kê của Ban Tổ chức, Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025” thu hút 50.324 tài khoản tham gia với với 352.430 lượt thi.

Để công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động bền vững

Do nhiều nguyên nhân, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau một thời gian sử dụng đã xuống cấp, dẫn đến chất lượng nguồn nước cung cấp không đảm bảo, lượng nước rò rỉ, hao hụt lớn, thậm chí nhiều công trình dừng hoạt động.

Hội Phụ nữ xã Xuân Quang: Duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch”

Thực hiện Dự án 8 và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hiện xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng duy trì 1.832 mô hình “5 không, 3 sạch” đảm bảo đủ 8 tiêu chí theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các thôn Hốc Đá, Làng Bông, Tân Quang và Na Ó gia tăng mạnh nhất số hộ đạt các tiêu chí của...