“Bức tranh” sản xuất công nghiệp nhiều gam màu sáng

Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến nhiều lĩnh vực, nhưng nhờ sự lãnh đạo, điều hành linh hoạt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ngành chức năng, sự nỗ lực của các doanh nghiệp... sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì ổn định và giữ vững đà tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của năm 2021, ngay từ ngày đầu năm, Sở Công Thương luôn bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa chủ động nắm tình hình, vận động các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp các sở, ngành, địa phương thực hiện việc hỗ trợ, tháo gỡ, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án mới triển khai; các nhà máy gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào từng bước được tháo gỡ.

Do đó, công nghiệp khai thác khoáng sản cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất trong tỉnh. Công nghiệp chế biến, chế tạo có nhiều điều kiện để tăng trưởng do giá bán các sản phẩm đồng, thép, phân bón đang ở mức cao, tiêu thụ tốt. Ngoài ra, trong tháng 9/2021, Nhà máy Luyện đồng Bản Qua đã đi vào hoạt động với công suất 20.000 tấn/năm, góp phần rất lớn vào tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện do năm nay thời tiết thuận lợi, cộng với việc có thêm 6 nhà máy thủy điện (tổng công suất 101,2 MW) đưa vào vận hành, nâng tổng số nhà máy thủy điện toàn tỉnh lên 67 nhà máy (tổng công suất lắp máy 1.080,35 MW), sản lượng của các nhà máy thủy điện đạt 4.300 triệu kWh, bằng 102,38% so với kế hoạch năm (4.200 triệu kwh) và bằng 107,17% so với năm 2020. Việc cung ứng điện đảm bảo an toàn, liên tục, ổn định, phục vụ tốt cho sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của ngành.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì đà tăng trưởng khá.

Theo thống kê của Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt gần 41.000 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch, bằng 94,6% so với kế hoạch giao thêm, tăng 10,34% so với năm 2020. Trong đó, công nghiệp khai thác đạt hơn 2.600 tỷ đồng, đạt 71,6% so với kế hoạch, bằng 73% so với kế hoạch giao thêm và bằng 95,6% so với năm 2020; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 29.800 tỷ đồng, bằng 104,33% so với kế hoạch, bằng 95,6% so với kế hoạch giao thêm và tăng 12,8% so với năm 2020; công nghiệp điện, nước đạt gần 8.500 tỷ đồng, bằng 103,6% so với kế hoạch, bằng 100,4% so với kế hoạch giao thêm và tăng 7,3% so với năm 2020. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đạt 3.550 tỷ đồng, bằng 118,3% so với kế hoạch, bằng 107,2% kế hoạch giao thêm, tăng 15,2% so với năm 2020…
Thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trầm lắng, sức mua các mặt hàng thiết yếu giảm mạnh, các dịch vụ du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống cũng giảm do lượng khách du lịch hạn chế. Tuy nhiên, hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh vẫn được thông suốt, tới tận khu vực vùng xa, vùng cao trong tỉnh; không để xảy ra hiện tượng người dân đi mua hàng tích trữ ồ ạt hoặc người bán găm hàng, tăng giá bất hợp lý, các cơ sở kinh doanh và người dân đã nâng cao ý thức trong sản xuất,  kinh  doanh  nhưng  đảm  bảo phòng, chống dịch  bệnh. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2021 đạt 27.638,9 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2020 và đạt 96% so với kế hoạch.

Lĩnh vực xuất - nhập khẩu của tỉnh đã cơ bản chuyển sang hình thức chính ngạch và thực hiện tại cửa khẩu quốc tế, giảm bớt rủi ro, vẫn duy trì xuất siêu. Tổng giá trị xuất - nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu đạt hơn 3.503 triệu USD, tăng 8,36% so với năm 2020 và đạt 76,16% so với kế hoạch. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt hơn 1.207 triệu USD, tăng 1,53% so với năm 2020, đạt 71% kế hoạch năm; giá trị nhập khẩu đạt 724 triệu USD, tăng 27,04% so với năm 2020, đạt 90,46% kế hoạch năm; các loại hình khác đạt hơn 1.572 triệu USD, tăng 6,62% so với năm 2020, đạt 74,88% kế hoạch năm.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương khẳng định: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, đạt được những kết quả như trên là do sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của mỗi doanh nghiệp cũng như từng người lao động. Tỉnh đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp. Mặt khác, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh cũng nêu cao tinh thần vượt khó, nỗ lực thích ứng với dịch bệnh. Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để hỗ trợ, tận dụng kịp thời cơ hội sản xuất, kinh doanh.

Năm 2022, sản xuất công nghiệp tiếp tục được xác định là động lực sản xuất quan trọng trong mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mục tiêu đặt ra, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 46.000 tỷ đồng, tăng 12,75% so với thực hiện năm 2021; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt trên 30.700 tỷ đồng, tăng 10,8% so với thực hiện năm 2021; kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt trên 4.400 triệu USD, tăng 20,5% so với thực hiện năm 2021...

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Sở Công thương tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đặc biệt là một số dự án trọng điểm của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung, Công ty DAP số 2, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và các đơn vị sản xuất phốt pho vàng. Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; động viên, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án sản xuất sản phẩm mới, như DAP chất lượng cao, phốt pho đỏ, bao bì, dây cáp đồng. Phối hợp thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ; kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phương án phát triển khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện và thường xuyên rà soát quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai và quy hoạch phát triển điện lực, đề xuất điều chỉnh kịp thời cho phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

https://baolaocai.vn/bai-viet/352358-buc-tranh-san-xuat-cong-nghiep-nhieu-gam-mau-sang

Theo Quang Minh/LCĐT

Tin Liên Quan

Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch năm 2024

Ngày 12/3/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND về triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai năm 2024.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp

Chiều 9/3, tại thành phố Lào Cai, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng về một số nội dung hợp tác thuộc phạm vi quản lý trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn hai địa phương.

Xuất - nhập khẩu: Chờ đợi sự khởi sắc

Năm 2024, Lào Cai phấn đấu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 4,5 tỷ USD, tăng 264% so với năm 2023. Không phải ngẫu nhiên đặt ra mục tiêu như vậy, bởi thực tế đang có nhiều cơ hội và sự khởi sắc đối với hoạt động xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn.

Lào Cai: Tạo sức bật trong thu hút đầu tư

Với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”, nắm chắc những lợi thế để phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên, tỉnh Lào Cai đã và đang đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển hạ tầng, khơi thông điểm nghẽn về logictics, huy...

Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc)

Chiều 12/12, bên lề hội nghị triển khai triển khai nghị quyết của Tỉnh ủy và nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường thông báo một tin vui khi Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc chính thức ký Nghị...

Trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Với vị trí “cửa ngõ” trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam), những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung phát huy lợi thế riêng có để phấn đấu trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.