Nhiều nước tăng hỗ trợ khôi phục kinh tế

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều nước đưa ra các gói biện pháp bổ sung, nhằm hỗ trợ người dân cũng như khôi phục các hoạt động kinh tế. Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cảnh báo, nền kinh tế số 1 thế giới chịu nhiều rủi ro nếu không có thêm gói hỗ trợ tài chính giúp phục hồi sau dịch Covid-19. Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới, với 7.185.516 ca mắc và 207.538 người chết do Covid-19.

Cửa hàng tại Anh treo biển yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang. Ảnh: TÂN HOA XÃ

* Chính phủ Ca-na-đa đề xuất gói trợ cấp mới nhằm giúp người dân vượt qua đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai. Tô-rôn-tô, thành phố lớn nhất của Ca-na-đa thông báo hủy tất cả các sự kiện đến hết năm nay.

* Bộ Ngoại thương Pê-ru dự báo, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong quý III-2020 dự kiến đạt 9,930 tỷ USD, bất chấp tác động của dịch bệnh. Dây chuyền sản xuất phục vụ xuất khẩu của Pê-ru vẫn hoạt động với 90% công suất.

* Chính phủ Ô-xtrây-li-a thông báo sẽ đơn giản hóa các quy định cho vay của ngân hàng để tăng dòng vốn tín dụng ra thị trường, nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Các hộ gia đình và doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay dễ dàng hơn.

* Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đại dịch tiếp tục đặt ra thách thức với nhiều lĩnh vực. Song, triển vọng kinh tế toàn cầu đã bớt u ám, nhờ hoạt động kinh tế của Trung Quốc và các nền kinh tế tiên tiến dần được phục hồi.

* Châu Á đã vượt khu vực Bắc Mỹ về số người mắc Covid-19. Trong đó, Ấn Độ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 5.818.570 ca mắc, 2.317 người chết. Tại Đông - Nam Á, Phi-li-pin có số người mắc cao nhất với 299.361 ca; In-đô-nê-xi-a có số người chết cao nhất, với 10.218 người.

* Hàn Quốc tích cực chuẩn bị cho “giai đoạn then chốt” chống dịch, sau khi trong ngày thứ ba liên tiếp, số ca nhiễm vẫn vượt mức 100 người. Ngày 25-9, Hàn Quốc có thêm 114 ca nhiễm, nâng tổng số ca bệnh lên 23.455 người.
 
* Tại châu Âu, Tổng thống Nga V.Pu-tin khuyến cáo giới chức cảnh giác để tránh phải áp dụng lại các biện pháp hạn chế. Ngày 24-9, Nga ghi nhận 7.212 ca nhiễm mới và 108 người chết do Covid-19.

* Liên hiệp châu Âu (EU) cảnh báo, ở một số nước thành viên, dịch Covid-19 đang diễn biến theo hướng tồi tệ hơn so mức đỉnh hồi tháng 3. Tây Ban Nha cũng cảnh báo, giai đoạn khó khăn vẫn ở phía trước; số ca nhiễm tại nước này vượt 700.000 người. Phần Lan cũng giảm số quốc gia được xác định là an toàn và khôi phục một số hạn chế đi lại.

* Pháp thông báo có 16.096 ca mắc trong ngày 24-9 và đây là tỷ lệ theo ngày cao nhất. Với việc thêm 6.634 người, Anh ghi nhận mức nhiễm Covid-19 cao nhất và là dấu hiệu về nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai. Đức có thêm 2.153 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 280.223. 

* Ngày 25-9, Bộ Y tế CH Séc xác nhận thêm 2.913 ca nhiễm. Đây là số ca bệnh theo ngày cao thứ hai, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 58.374. 

* Trong hai ngày 24 và 25-9, các cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Âu, châu Phi và khu vực Nam Mỹ, cùng các cơ quan chức năng trong nước, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam phối hợp các cơ quan sở tại tổ chức chuyến bay đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ hơn 30 quốc gia về nước, gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, sinh viên đã hoàn thành khóa học gặp khó khăn về chỗ ở, người đi du lịch, công tác ngắn hạn, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động. 

* Trong hai ngày 24 và 25-9, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại I-xra-en và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam phối hợp các cơ quan chức năng I-xra-en đưa 340 công dân Việt Nam từ I-xra-en về nước an toàn. Hành khách trên chuyến bay bao gồm tu nghiệp sinh kết thúc khóa học, lao động hết hạn hợp đồng và hết thị thực, các trường hợp đi du lịch, thăm thân, học ngắn hạn bị mắc kẹt và một số trường hợp đặc biệt khó khăn khác. 

 
 
Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Cảnh báo tác động “tàn khốc” của biến đổi khí hậu và xung đột đối với người nghèo

Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.

Đức nỗ lực ổn định thị trường lao động

Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt...

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Ngày 17/9, tại Trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024.

Thế giới tuần qua: Thiên tai, dịch bệnh và những hệ lụy

Hàng triệu người ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của sau khi siêu bão Yagi, cơn bão được đánh giá là lớn nhất châu Á trong năm 2024 đổ bộ. Bên cạnh đó, những diễn biến liên quan đến dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận...

Ấn tượng Việt Nam tại một trong những hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất thế giới

Ngày 17/9, Hội chợ du lịch quốc tế và Pháp IFTM Top Resa năm 2024 (Top Resa 2024) đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Versailles, Paris.

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em

Theo nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang khiến cho "cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng trẻ em" trở nên tồi tệ hơn.