Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Sản xuất nông nghiệp nước ta đang ngày càng gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, các mô hình khuyến nông trong liên kết sản xuất, tưới tiết kiệm, sản xuất sản phẩm an toàn, hữu cơ… đã và đang giúp nhiều địa phương nâng cao hiệu quả canh tác.

 

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

 

Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học ở huyện Gio Linh (Quảng Trị). Ảnh: Trần Linh

Tiến sĩ Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì và quản lý 37 dự án. Qua triển khai thực hiện, nhiều dự án khuyến nông đã và đang phát huy hiệu quả, giúp người dân nhân rộng để tăng giá trị trên một đơn vị canh tác. Ở lĩnh vực trồng trọt, Trung tâm chủ trì hai dự án và quản lý 16 dự án do các đơn vị không thuộc Bộ chủ trì về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, cơ giới hóa và bảo quản chế biến. Các dự án đã xây dựng được 189 mô hình trình diễn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như: Sản xuất hạt giống lúa lai F1; xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; sản xuất cam, bưởi an toàn theo chuỗi giá trị; sản xuất lúa hữu cơ, chè an toàn; canh tác bền vững trên đất dốc; áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa; liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu… Nổi bật như dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1, đã góp phần chủ động hạt giống trong nước, hạ giá thành 15%, hiệu quả kinh tế tăng từ 30 - 40%.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng chủ trì hai dự án và quản lý 13 dự án trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y. Các dự án đã triển khai xây dựng 57 mô hình với 119 điểm trình diễn (chăn nuôi gia cầm theo hướng VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn dịch bệnh, vỗ béo bò thịt; cải tạo đàn dê, cừu… Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, các mô hình khuyến nông trong chăn nuôi và thú y trở thành điểm tựa để người dân yên tâm sản xuất. Điển hình như mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh tại Thanh Hóa với quy mô 90.000 con; mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh ở Hà Nam quy mô 2.100 con... Ngoài ra, một số dự án chăn nuôi triển khai khá thành công và được nhân diện rộng như chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; mô hình cải tạo và vỗ béo bò thịt, chăn nuôi vịt biển ở các tỉnh phía nam... Các mô hình dự án triển khai đã trở thành một nghề đem lại thu nhập ổn định cho các hộ nông dân trên địa bàn.

Ngoài những mô hình thành công trong trồng trọt, chăn nuôi, trung tâm cũng triển khai hiệu quả một số dự án thủy sản. Trong đó, dự án chuyển giao công nghệ hầm bảo quản bằng vật liệu CPF có chất lượng bảo quản tốt và độ bền, giảm tỷ lệ đá hao hụt so với truyền thống 40%, góp phần tiết kiệm chi phí, giúp tàu khai thác bảo quản sản phẩm, nâng giá bán sản phẩm cao hơn. Hay như dự án nuôi cá lồng bè trên sông, hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã chuyển giao các đối tượng nuôi mới như cá thát lát cườm và cá lăng nha nuôi trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 30% so với nuôi cá rô phi, cá truyền thống trong lồng bè. Dự án nuôi tôm sú bán thâm canh, bảo đảm an toàn thực phẩm đã đáp ứng các tiêu chí về sản xuất an toàn thực phẩm và lợi nhuận trung bình đạt 214 triệu/ha (sản xuất ngoài mô hình chỉ đạt trung bình 110 triệu/ha).

Theo Tiến sĩ Lê Quốc Thanh, thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện chuyển giao một số mô hình đến với bà con nông dân như: Ương giống cá đối mục; nuôi cá đối mục thương phẩm; nuôi cá kèo; nuôi tôm sú kết hợp cá đối mục; nuôi tôm thẻ siêu thâm canh ứng dụng nước xanh tuần hoàn trong ao đất tròn bán nổi… Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện và phát triển mô hình mới như: Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh hai giai đoạn trong khung sắt nổi; nuôi cá kèo siêu thâm canh có bổ sung quạt nước; nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh và thâm canh… Tuy nhiên, để các mô hình phát huy hiệu quả thì cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận từ khuyến nông với vai trò hỗ trợ sang giữ vai trò kết nối giữa khoa học - công nghệ và sản xuất, giữa sản xuất và thị trường; đẩy mạnh phối hợp, lồng ghép các hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả hoạt động; qua thực hiện mô hình nhằm phát hiện ra những nhân tố, sáng kiến mới, cách làm hay để tổng kết, đánh giá, phổ biến, nhân rộng ra sản xuất đại trà.

Theo Thanh Hải/baochinhphu.vn (https://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/43571802-nhan-rong-nhung-mo-hinh-khuyen-nong-hieu-qua.html)

Tin Liên Quan

Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Ngày 19/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ từ 22-24/9.

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...