Hội thảo nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức Tết cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Việt Nam

Ngày 15/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng tổ chức Hội thảo nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức Tết cổ truyền của một số dân tộc thiểu số Việt Nam.
Quang cảnh hội thảo.

Dự Hội thảo có đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả về lĩnh vực văn hóa thuộc một số trường đại học ở Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng cho biết: Những năm qua, việc nghiên cứu đón Tết cổ truyền đã được nhiều nhà dân tộc học đề cập đến trong các công trình và một số sách đặc khảo, tuy nhiên mới dựng lại ở mức miêu thuật phong tục Tết, chưa có công trình nào bàn về chính sách tổ chức Tết năm mới ở các đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, Hội thảo được tổ chức là cơ hội để các nhà nghiên cứu có dịp  trình bày quan điểm, đồng thời phân tích, đánh giá để làm rõ hơn khái niệm, chính  sách đón Tết của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Hội thảo được chia làm ba phần, gồm: Phiên toàn thể thứ nhất với chủ đề “Chính sách tổ chức Tết cổ truyền của người Dao”; phiên toàn thể thứ hai với chủ đề “Người Dao với phát triển bền vững”; phiên toàn thể thứ ba với chủ đề “Văn hóa người Hà Nhì và vấn đề phát triển sản phẩm du lịch”.

Đại biểu tham gia tham luận.

Tại hội thảo, các đại biểu tham gia tham luận, làm rõ các nội dung của hội thảo đưa ra như: Ứng dụng lý thuyết của Talcott Pasons trong nghiên cứu Tết cổ truyền của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam; thực trạng và giải pháp bảo tồn di sản văn hóa lễ, tết, chế độ nghỉ lễ, tết và các quy định về thăm hỏi, chúc Tết các dân tộc thiểu số; hiện trạng phát triển du lịch của các khu ruộng bậc thang ở Lào Cai; thực trạng phát triển du lịch của huyện Bát Xát…

Theo Ba Zin/LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.