Dinh thự Hoàng A Tưởng – Di tích kiến trúc nghệ thuật

Đến Bắc Hà, ngoài một chợ phiên náo nhiệt đầy màu sắc thì du khách cũng không thể không ghé qua dinh thự của Hoàng A Tưởng - một công trình được xây dựng từ năm 1914 và được hoàn thành vào năm 1921.
 

Dinh thự Hoàng A Tưởng được xây theo kiến trúc Á - Âu phối kết hợp.

Đây là tòa lâu đài xây theo kiến trúc Á - Âu phối kết hợp. Chủ nhân của dinh là cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng. Hoàng A Tưởng cũng là môt thổ ti ở Bắc Hà cho đến ngày Lào Cai được giải phóng. Vì thế, ngoài cái tên dinh vua Mèo, người ta còn gọi đây là dinh Hoàng A Tưởng. Trải qua gần 100 năm tồn tại cùng thờ gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính, dinh thự vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà.

Trong suốt thời gian trị vì, được thực dân Pháp ủng hộ, cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng đã ra sức bóc lột nhân dan chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bắt dân bản phục dịch hầu hạ nộp các hiện vật có giá trị, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm cho các đồn binh Pháp và bọn tay sai. Dựa vào tiềm lực kinh tế, thổ ti hoàng Yến Chao cho xây dựng một dinh thự bề thế và mời thầy địa lý chọn đất, hướng nhà với hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế và trực tiếp thi công.

Dinh tọa lạc trên một quả đồi rộng ở châu Bắc Hà, nay là trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà, phía sau và hai bên đều có núi, phía trước có một dòng suối uốn lượn và có núi thế mẹ bồng con. Thế đất “tựa sơn đạp thủy” vững chãi, với mong muốn dòng họ được quyền quý, con cháu đời sau hiển vinh. Nhìn tổng thể, dinh thự họ Hoàng rất hài hòa. Vòm trên cùng của ngôi nhà chính có đắp nổi hai cành nguyệt quế, giữa có lỗ rỗng hình mặt nguyệt. Xung quanh khu nhà Hoàng A Tưởng có đường rào dày gồm 3 cổng: Một chính và hai phụ. Bốn phía tường rào đều có lỗ châu mai, thường xuyên có hai trung đội lính canh phòng cẩn mật. Phía sau nhà còn có một hầm thoát hiểm kiên cố và hàm chứa nhiều điều bí mật. Ngoài việc xây dựng dinh thự để thể hiện quyền uy thống trị. Nhà họ Hoàng còn mang đậm xu hướng cách tân công trình theo kiểu bền chắc của Pháp, cổ kính của Tàu. Toàn bộ mái ngói và công xôn gỗ là của Pháp nhưng được kết hợp với kiến trúc tâm linh của Trung Quốc qua các hình rồng phượng và tứ linh.


Với khu đất rộng tới 10 nghìn m2 trên một quả đồi bằng, diện tích xây dựng công trình hai tầng lên tới 4 nghìn m2. Đủ tất cả các phòng cho các bà vợ, những đứa con và khu ở riêng cho các quan, cố vấn người Pháp… Có thể khẳng định, dinh thự Hoàng A Tưởng là một kỳ quan của cao nguyên Bắc Hà. Có giá trị kiến trúc và lịch sử to lớn, phản ánh một thời kỳ hoàng kim của Thổ ty Hoàng A Tưởng nhưng cũng đượm buồn bởi máu, nước mắt và bao công sức của nhân dân Bắc Hà.

Du khách tới thăm dinh thự Hoàng A Tưởng phần nào thấy được giá trị to lớn và công sức của người dân lao động thời bấy giờ đã thực hiện, xây đắp lên công trình có quy mô lớn từ chính từ bàn tay khéo léo cần mẫn, tỷ mỷ tới từng chi tiết. Đó là Di sản Kiến trúc Nghệ thuật quý giá mà những đời trước để lại cho chúng ta ngày nay một công trình mang đậm dấu ấn lịch sử cần được trân trọng và giữ gìn cho muôn đời sau.

Di tích Dinh thự Hoàng A Tưởng đã được nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 11/6/1999.

Hoàng Liên

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn