Những ngôi nhà “cổ tích”

Với những người yêu thích bản làng vùng cao, khám phá nét đẹp dung dị và tự nhiên, chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội được chiêm ngưỡng “ngôi nhà cổ tích ở xứ xở thần tiên” - nhà trình tường của người Hà Nhì đen trên vùng cao Bát Xát.

Với những người yêu thích bản làng vùng cao, khám phá nét đẹp dung dị và tự nhiên, chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội được chiêm ngưỡng “ngôi nhà cổ tích ở xứ xở thần tiên” - nhà trình tường của người Hà Nhì đen trên vùng cao Bát Xát.

Ngôi nhà trình tường đất đỏ độc đáo của người Hà Nhì.

Tôi đã từng nhiều lần ngược xuôi các bản làng của người Hà Nhì ở các xã: Y Tý, Nậm Pung, A Lù, Trịnh Tường - những nơi quanh năm sương mù ẩm ướt và lạnh cắt da khi mùa đông đến. Để sinh tồn trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, người Hà Nhì chọn cho mình kiến trúc nhà riêng biệt. Ngôi nhà hình chữ nhật, thường có 3 hoặc 4 gian, tường được trình bằng đất dày 50 - 60 cm. Ngôi nhà khép kín và chia theo chiều dọc. Nửa nhà phía sau có các phòng nhỏ, nửa phía trước để trống, một góc nhà thường đặt giường dành cho khách và bếp phụ.

Ngôi nhà của người Hà Nhì không có cửa sổ, chỉ duy nhất 1 cửa ra - vào. Ban đầu, tôi thắc mắc về cấu trúc nhà kiểu “lô cốt” không mấy thoáng đãng và thiếu ánh sáng này, nhưng hỏi ra mới biết thiết kế ít cửa để hạn chế sương mù, lạnh giá tràn vào trong mùa giá rét, còn tường đất dày là để giữ ấm ngày lạnh và tạo mát mẻ trong những ngày nóng bức. Quả thực, có những ngày ngoài sân nắng như đổ lửa thì trong nhà vẫn mát như dùng điều hòa nhiệt độ; còn ngày lạnh, những ngọn gió đông khó có thể lách qua bức tường đất để vào.

Bản làng người Hà Nhì.

Cũng như các dân tộc khác, làm nhà là việc trọng đại, cần sự giúp sức của nhiều người nên mỗi ngôi nhà của người Hà Nhì thường được làm bằng hình thức đổi công. Con trai Hà Nhì hầu như ai cũng biết trình tường và làm mộc nên việc làm nhà đối với họ không mấy khó khăn, tuy nhiên, quan trọng nhất là phải chọn thời điểm thích hợp. Bởi tường nhà bằng đất, chỉ làm được trong mùa khô, thường là từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, nếu làm những tháng khác, khi gặp mưa tường sẽ khó kết dính, dễ bị đổ. Tường được trình hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, đòi hỏi sức khỏe và kiên trì. Ban đầu, người ta sẽ tạo khuôn thẳng dài từ 2 đến 2,5 m, rộng 60 cm. Đất được đầm, lèn chặt vào khuôn bằng chày gỗ sao cho đến ngày tháo khuôn, đất được đúc tạo thành những khối vuông vức. Bình thường, mỗi bức tường đất như thế có tuổi thọ đến 60 năm.

Ngày trước, nhà của người Hà Nhì được lợp bằng cỏ tranh, dày hàng mét, nhưng ngày nay, do độ bền vật liệu cũng như sự tiện dụng, người ta thường lợp bằng ngói fibro-ximăng hoặc bằng tôn. Đây cũng là một trong những yếu tố làm mất đi vẻ đẹp cổ tích vốn có của ngôi nhà.

Chưa đầy 30 tuổi nhưng anh Chu Che Xá, Trưởng thôn Lao Chải 1, xã Y Tý đã cùng mọi người trong thôn làm hàng chục ngôi nhà trình tường cho bà con. Anh cho hay: Nhà của người Hà Nhì có tường hoàn toàn bằng đất, không có bất cứ một chất phụ gia nào để tạo sự kết dính. Tuy nhiên, không phải loại đất nào cũng trình được tường. Theo kinh nghiệm từ đời cha ông để lại thì chỉ có đất sét mới làm được tường. Thêm vào đó, để tường có tuổi thọ cao thì cần tránh việc bị nước bắn vào khi trình.

Giữa núi rừng xanh thẳm, ngôi nhà đất tường vàng, mái ngói thâm nâu của người Hà Nhì đen như càng thêm nổi bật. Nhiều du khách mong một lần được ngủ trong “ngôi nhà nấm” nên một số hộ người bản địa đã mở dịch vụ lưu trú homestay như một cách để giới thiệu đến bạn bè gần xa những nét độc đáo của dân tộc mình.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.