Minh bạch thông tin - con đường phát triển nông sản Việt

Một trong những yêu cầu tham gia vào thị trường nông sản thế giới là khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc các mặt hàng. Tuy nhiên việc này vẫn chưa được các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm.

Minh bạch thông tin - Con đường phát triển của nông sản Việt.

Tại hội thảo “Tăng năng lực cạnh tranh cho nông sản và thủy sản Việt Nam. Minh bạch thông tin – Con đường phát triển” diễn ra  hôm nay (17/7), ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch cho hay, minh bạch thông tin thông qua việc sử dụng hình thức truy xuất nguồn gốc điện tử là một trong những cách hiệu quả để đưa hàng nông sản Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU và  Nhật Bản.

Thông qua chương trình Traceverified, Đại sứ quán Đan Mạch muốn cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp dịch vụ truy xuất nguồn gốc điện tử nhằm thay đổi phương pháp truy xuất nguồn gốc bằng cách ghi chép thủ công như hiện nay của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.

Ông Lý Hoàng Hải, Phó Giám đốc dự án Traceverified cho hay, dự án này nhằm xây dựng, cung cấp cho các chuỗi liên kết thủy sản, nông nghiệp thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử, dịch vụ quản lý phòng thí nghiệm và nâng cấp dịch vụ đào tạo kỹ thuật viên.

Tuy nhiên, dù dự án đã thực hiện từ  tháng 10/2012 và hoàn toàn miễn phí cho các doanh nghiệp đến hết năm 2014 nhưng đến nay mới chỉ có 14 doanh nghiệp tham gia, trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp thủy sản lớn. Điều này, theo ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) là do các doanh nghiệp ngại minh bạch thông tin và chỉ tham gia khi đối tác yêu cầu.

Truy xuất nguồn gốc giúp các bên liên quan nhận được thông tin xác thực về sản phẩm tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời cho biết liệu đơn vị cung cấp sản phẩm có nỗ lực tối đa trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hay sản phẩm đó có được kiểm soát chất lượng một các nghiêm túc trong toàn bộ chuỗi cung ứng hay không.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thực hiện bằng hình thức thủ công như ghi chép bằng tay, lưu trữ bằng giấy tờ sổ sách. “Cách làm này không minh bạch và nhiều rủi ro do chỉ có doanh nghiệp đọc và hiểu được mã số truy xuất nguồn gốc của sản phẩm trong khi người tiêu dùng vẫn không thực sự biết về sản phẩm mà họ mua. Hơn nữa, thông tin nhiều loại sản phẩm phải lưu giữ trong vòng 6 tháng đến 2 năm nên sẽ tốn diện tích lưu kho và rủi ro khi có hỏa hoạn” – ông Hải nói. 

Tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn thẳng thắn nhìn nhận, một trong những vấn đề lớn mà các ngành hàng nông sản đang vướng phải hiện nay là sự minh bạch thông tin về xuất xứ các mặt hàng. Theo ông Tuấn: “Để tránh được rủi ro trên thương trường quốc tế, chúng ta phải nhận thức rõ những thay đổi để thích ứng, các doanh nghiệp phải quản lý được chuỗi và phải có quyết tâm đi vào những phương thức quản lý theo thông lệ quốc tế. Từ sự minh bạch chúng ta sẽ tạo được niềm tin của thị trường, có cơ hội tiêu thụ sản phẩm với giá cạnh tranh và thương hiệu nông lâm sản Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế”.
Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.