Đền Cô Ba bên dòng suối Nhù

Đền Cô Ba nằm ven dòng suối Nhù, thuộc thôn Làng Đền, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng). Đền thờ một nhân vật trong đạo Mẫu Tam phủ ở Việt Nam và là ngôi đền cổ đã tồn tại hàng trăm năm ở vùng đất này.

Ngày nay, người dân xã Phú Nhuận vẫn tương truyền sự tích về nàng Ba. Chuyện kể rằng, vùng đất này năm xưa có nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, hay giúp đỡ dân lành. Nàng rất thạo việc sông nước nên thường dạy nhân dân trong vùng cách đi lại trên sông và đánh bắt thủy sản, vì thế, nàng được người dân yêu mến, kính trọng. Sau khi công chúa mất, người dân vùng này lập đền thờ phụng. Từ đó, đền Cô Ba trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, gắn với đời sống tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc xã Phú Nhuận và các địa phương lân cận.

Lễ hội đền Cô Ba diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm.

Ngôi đền tọa lạc trên gò đồi cao, lưng tựa núi, cửa hướng ra dòng suối Nhù. Vị trí sơn thủy hữu tình khiến ngôi đền giống như ngọn đuốc linh thiêng tỏa ánh sáng bao quát bản làng, trấn giữ bình an, hưng khí cho một vùng rộng lớn. Hằng năm, cứ vào dịp tháng 2 và nhất là ngày 7/7 âm lịch, người dân xã Phú Nhuận lại về tham dự Lễ hội đền Cô Ba, chiêm bái và dâng hương cầu bình an.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, kiến trúc cổ của ngôi đền không còn nhiều. Tường và mái đã được thay thế bằng những vật liệu hiện đại, làm mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có. Tuy nhiên, với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, đền Cô Ba đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào tháng 8/2018. Sau khi được xếp hạng, đền Cô Ba sẽ được quy hoạch để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; giáo dục truyền thống và đáp ứng sinh hoạt tín ngưỡng của người dân xã Phú Nhuận cùng du khách thập phương.

Sự trùng tu, tôn tạo di tích có ý nghĩa lớn vì tạo được sự kết nối giữa đền Cô Ba với các di tích khác trong và ngoài huyện Bảo Thắng, hình thành tuyến du lịch tâm linh ở khu vực ven sông Hồng.

Theo Nguyễn Hữu/LCĐT

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn