Huyện Sa Pa xây dựng đời sống văn hóa

Thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được cấp ủy đảng, chính quyền huyện Sa Pa đặc biệt quan tâm và nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng phong trào ngày càng lan tỏa sâu rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Mặc dù là xã vùng cao với hơn 97% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Sa Pả có nhiều chuyển biến rõ rệt. Một số phong tục, tập quán lạc hậu được xóa bỏ, người dân trong xã thi đua thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa. Dòng họ Châu sống tại thôn Sâu Chua là một trong những dòng họ tự quản về an ninh trật tự và thực hiện nếp sống văn hóa tốt nhất tại xã Sa Pả. Ông Châu A Dế, Trưởng dòng họ cho hay: Từ trước đến nay, dòng họ Châu không có người vi phạm pháp luật hay mắc phải tệ nạn xã hội, trong dòng họ không có người tảo hôn. Mọi người luôn đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước, của địa phương.

Người dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Xã Sa Pả hiện có 662/972 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 6/6 thôn, bản được công nhận là thôn văn hóa. Trước đây, phụ nữ người Mông có thói quen sinh đẻ tại nhà nhưng hiện nay, 100% bà mẹ mang thai đã đến trạm y tế xã để sinh con. Đến tháng 8/2018, xã chỉ có 6 trường hợp sinh con thứ 3, đặc biệt không có trường hợp tảo hôn (năm 2017, xã có 3 cặp tảo hôn). Đây chỉ là một trong nhiều tín hiệu tích cực của người dân Sa Pả trong việc xây dựng nếp sống văn minh. Ông Giàng A Sàng, Chủ tịch UBND xã Sa Pả cho biết: Thời gian qua, xã Sa Pả tập trung chỉ đạo người dân thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trong đó, Đảng ủy, UBND xã yêu cầu đảng viên phải gương mẫu thực hiện và vận động người dân cùng làm theo, nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Để phong trào mang lại hiệu quả thiết thực, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Sa Pa đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo triển khai thực hiện, tổ chức tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền, vận động được huyện quan tâm thông qua nhiều hình thức, gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, lồng ghép với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Hết năm 2017, toàn huyện có 8.508/11.634 hộ được công nhận gia đình văn hóa (chiếm 67%). Đến thời điểm hiện tại, huyện có 87/117 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa.

Ông Đỗ Trọng Nguyên, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa cho biết: Hằng năm, Phòng Văn hóa - Thông tin đều có văn bản đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt việc duy trì các thôn, làng văn hóa. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đang góp phần làm thay đổi diện mạo của các xã vùng cao, phát huy giá trị văn hóa trong mỗi gia đình, dòng họ và thôn, bản.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới đã và đang tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, để mỗi gia đình trên địa bàn huyện Sa Pa thêm hạnh phúc; mỗi đơn vị, trường học trên địa bàn thêm văn minh, tiến bộ.

Theo Thi Khanh/LCĐT

Tin Liên Quan

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.