Ðộc đáo nghi lễ “Hèo văn”

Cũng giống nhiều dân tộc khác trên địa bàn tỉnh, đồng bào Giáy có nhiều nghi lễ độc đáo trong đời sống tâm linh, trong đó phải kể đến nghi lễ “Hèo văn”, cũng có nghĩa là gọi vía.
Thực hành nghi lễ gọi vía tại xã Quang Kim.

Theo cụ Phan Thị Phổ (thầy then cao tuổi nhất của đồng bào Giáy tại xã Quang Kim, Bát Xát), lễ gọi vía được tổ chức để cầu sức khỏe, may mắn. Vì thế, bên cạnh việc chữa trị theo y học hiện đại, để người bệnh yên tâm điều trị, gia đình sẽ tổ chức lễ gọi vía cầu bình an. “Việc làm lễ gọi vía chủ yếu để người bệnh ổn định tư tưởng, lạc quan, tin vào những điều tốt lành sẽ đến với mình” - cụ Phổ cho biết.

Lễ vật chuẩn bị cho lễ gọi vía không cầu kỳ như nhiều nghi lễ khác, chỉ là một con gà, miếng thịt, đĩa xôi, một quả trứng gà, bánh kẹo, hoa quả và một khay trà nước. Nơi tổ chức nghi lễ có thể ngay tại phòng khách hay gian bếp hoặc khoảng sân trước nhà gia chủ. Khi thực hành lễ, thầy then sẽ ngồi ở vị trí chính giữa, xung quanh là người thân, bạn bè, hàng xóm của người được gọi vía. Sau khi lên hương, thầy then sẽ hát những bài then cổ của đồng bào Giáy, cầu gia đình gia chủ luôn gặp bình an, may mắn. Thời gian cho một lễ gọi vía có thể kéo dài từ 6 đến 7 tiếng đồng hồ.

Cụ Phan Thị Phổ cho biết thêm, đồng bào Giáy rất coi trọng tín ngưỡng liên quan đến sức khỏe. Ngoài lễ gọi vía, người Giáy còn có các nghi lễ khác liên quan đến cầu sức khỏe, bình an như cầu lộc, cầu mẹ tròn - con vuông, nuôi con mạnh khỏe…

Gọi vía là nghi lễ tồn tại lâu đời trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Giáy. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, văn hóa tộc người, đây còn là nét sinh hoạt thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của các thành viên trong gia đình dành cho những người không may lâm bệnh.

Theo Thu Ngọc/LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.