Nhìn về tăng trưởng nửa cuối năm 2013

Từ 1/7, khi nhiều chính sách mới bắt đầu được thực hiện như: tăng lương tối thiểu, hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia bắt đầu hoạt động… chắc chắn sẽ tác động tương đối rõ đối với tăng trưởng GDP.
Ảnh minh họa
Trước hết có thể thấy "chỉ tiêu" CPI trong 6 tháng còn lại khá rộng so với 6 tháng đầu năm (tăng 4,3% hay 0,7%/tháng so với tăng 2,4% hay 0,4%/tháng). Khi lạm phát không còn là mối lo lớn, cơ quản lý Nhà nước có thể yên tâm hơn với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Thuận lợi về nhiều chỉ số

Xét về chỉ tiêu xuất khẩu còn lại trong 6 tháng cuối năm tuy cao hơn 6 tháng đầu năm (63,9 tỷ USD, bình quân 1 tháng phải đạt 10,65 tỷ USD, so với 62,1 tỷ USD và 10,35 tỷ USD/tháng), nhưng theo thông lệ trong nhiều năm, kim ngạch 6 tháng cuối năm thường cao hơn 6 tháng đầu năm. Nhiều chuyên gia dự đoán, kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể vượt qua mốc 128 tỷ USD. Đây là một yếu tố quan trọng, thậm chí là lối ra, góp phần tăng trưởng GDP.

Chỉ tiêu nhập khẩu 6 tháng cuối năm còn khá rộng rãi so với 6 tháng đầu năm (72,5 tỷ USD so với 63,5 tỷ USD), nên thực tế có thể sẽ thấp hơn nhiều. Nhập siêu theo chỉ tiêu trong 6 tháng cuối năm còn rộng rãi hơn nhiều. Song đây là “chỉ tiêu” không nên thực hiện hết, bởi một mặt sẽ chèn ép sản xuất ở trong nước và gây sức ép mất cân đối cán cân thanh toán, ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, đến sự ổn định tỷ giá…

Trong 6 tháng cuối năm, nguồn vốn khu vực Nhà nước sẽ được thực hiện cao hơn, khi tiến độ thực hiện vốn từ ngân sách 6 tháng đầu năm (trên 112,6 nghìn tỷ so với 88,5 nghìn tỷ đồng); khi các doanh nghiệp Nhà nước sẽ thoái vốn để tập trung cho ngành, lĩnh vực chính.

Nguồn vốn FDI, ODA thực hiện có tín hiệu khả quan cao hơn. Khi giá vàng giảm, giá USD ổn định, giá bất động sản chưa tăng, giá chứng khoán vẫn còn lình xình, lãi suất tiết kiệm tuy vẫn đạt thực dương nhưng tính cả năm phần thực dương cũng không lớn thì xu hướng đầu tư trực tiếp cho sản xuất và chi tiêu dùng của dân cư sẽ cao lên.

Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm, nếu theo định hướng cả năm tăng 12% thì còn tăng 7,9%, cao hơn gấp đôi 6 tháng đầu năm; nếu đạt mức cao 13-14% như mong muốn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì 6 tháng cuối năm sẽ đạt trên dưới 10%. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng GDP cao lên.

Tác động mạnh về kích cầu

Từ nay đến cuối năm, có 4 chính sách tác động tương đối rõ đối với tăng trưởng GDP.

Thứ nhất, việc tăng lương tối thiểu 100.000 đồng/tháng/người sẽ tác động đến 2,8 triệu người, với tổng số tiền khoảng 21 nghìn tỷ đồng tăng thêm. Việc nâng mức thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (từ 4 triệu và 1,6 triệu đồng lên 9 triệu và 3,6 triệu) sẽ giảm đóng góp của khoảng 2 triệu người, tương đương với 4-5 nghìn tỷ đồng. Với lượng tiền 25- 26 nghìn tỷ đồng do 2 chính sách trên mang lại sẽ góp phần tăng cầu, kích thích tiêu dùng, giảm tồn kho hàng hóa và tăng sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Việc giảm thuế VAT còn 5% cho nhà ở xã hội và giảm 50% đối với giá bán các căn hộ có diện tích dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2 đối với nhà ở thương mại, một mặt sẽ tạo điều kiện cho nhiều người có nhu cầu thực có khả năng chi trả để có nhà ở, tạo sự an cư; mặt khác sẽ góp phần giảm lượng bất động sản tồn kho, thúc đẩy các dự án mới được triển khai… cùng tính lan tỏa của nó.

Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa xuống 20% sẽ giúp cho các doanh nghiệp này (chiếm tới trên 90% tổng số doanh nghiệp) giảm bớt gánh nặng, giảm giá bán sản phẩm, giữ được công ăn việc làm cho người lao động đang làm việc, tạo công ăn việc làm mới.

Việc ra đời của Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) với mục tiêu xử lý khoảng 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu, vừa góp phần làm lành mạnh hệ thống ngân hàng, vừa giúp khai thông vốn tín dụng tăng trưởng - một trong những điểm nghẽn ảnh hưởng đến sự sống còn của nhiều doanh nghiệp và sự trì trệ của nền kinh tế.

Tuy nhiên, đó là kỳ vọng. Muốn biến kỳ vọng đó thành hiện thực thì một mặt phải triển khai thực hiện nhanh (do các chính sách về tài chính, tiền tệ thường có độ trễ 2-3 tháng); mặt khác, việc thực hiện phải đồng bộ, đúng đối tượng…

Đồng thời, rất cần lưu ý nhiệm vụ thu ngân sách còn rất nặng nề, chủ yếu so với dự toán cả năm, tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm (tính đến 15/6) mới đạt 39,8% khi tăng trưởng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, một số khoản thu quan trọng bị suy giảm, lại phải cắt giảm, giãn hoãn một số khoản thu ngân sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.