Si Ma Cai hướng đến nền nông nghiệp sạch và bền vững

Nhằm tạo đột phá trong sản xuất và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, huyện Si Ma Cai đã tích cực triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Đến nay, nhiều xã đã lựa chọn được sản phẩm đặc trưng, nổi trội để đăng ký tham gia sản xuất, hứa hẹn về một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Người dân xã Cán Cấu chăm sóc mận Tả Van.

Sau khi rà soát, nghiên cứu, đánh giá, đến nay, hầu hết các xã trên địa bàn huyện Si Ma Cai đã lựa chọn được sản phẩm đặc trưng để đăng ký tham gia chương trình với cấp có thẩm quyền. Cụ thể, xã Sín Chéng có sản phẩm vịt thịt và trứng vịt mang thương hiệu Sín Chéng - giống vịt bản địa; xã Bản Mế và xã Si Ma Cai có sản phẩm lợn đen bản địa; các xã: Lử Thẩn, Lùng Sui, Nàn Sán có sản phẩm gà đen; các xã: Thào Chư Phìn, Nàn Sín, Si Ma Cai, Cán Cấu có sản phẩm rau bắp cải và rau đậu Hà Lan trái vụ; còn các xã Quan Thần Sán, Lùng Sui, Si Ma Cai, Sán Chải có sản phẩm mận Tả Van.

Ông Tráng Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Cấu cho biết: Sở dĩ xã chọn cây rau bắp cải và đậu Hà Lan trái vụ để đăng ký Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” vì qua thử nghiệm cho thấy, vào khoảng tháng 1 đến tháng 6 hằng năm, chỉ có một số xã trên địa bàn huyện trồng được hai loại rau này. Các địa phương vùng thấp không trồng, hoặc nếu có trồng thì chất lượng kém xa so với rau trái vụ trồng ở Cán Cấu. Chính vì vậy, rau bắp cải và rau đậu Hà Lan trái vụ của bà con Cán Cấu làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, với giá thành cao, ổn định. Đặc biệt, việc sản xuất rau trái vụ được triển khai trên ruộng bậc thang cấy lúa 1 vụ làm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị sản xuất.

Xã Cán Cấu hiện có 10 ha rau bắp cải và rau đậu Hà Lan trái vụ, sản lượng bình quân rau đậu Hà Lan trái vụ đạt 5 đến 7 tấn/ha, bắp cải trái vụ đạt 20 đến 23 tấn/ha; trừ chi phí, nông dân thu từ 80 đến 120 triệu đồng/ha. Chị Nguyễn Thị Hằng, tiểu thương thu mua rau trái vụ trên địa bàn huyện Si Ma Cai cho biết: Rau trái vụ được các tiểu thương thu mua cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa. Với lượng khách du lịch đến Lào Cai ngày càng đông thì nhu cầu thưởng thức rau trái vụ ở vùng cao sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Cũng như sản phẩm rau trái vụ ở xã Cán Cấu, sản phẩm vịt thịt và trứng vịt Sín Chéng luôn trong tình trạng không có để bán. Giống vịt Sín Chéng có đặc điểm đầu xanh, chân và mỏ vàng, con trưởng thành có trọng lượng từ 1,8 đến 2,3 kg. Thịt vịt chắc, đậm và thơm ngọt; trứng vịt Sín Chéng có tỷ lệ lòng đỏ cao và mùi thơm đặc trưng, được thị trường ưa chuộng. Được biết, tổng đàn vịt trên địa bàn xã Sín Chéng hiện khoảng 8.000 con, trung bình mỗi năm, người dân bán ra thị trường từ 5 đến 6 tấn vịt thịt, trên 12.000 quả trứng. Với giá bán từ 6.000 đến 7.000 đồng/quả trứng và dao động trong khoảng 115.000 đến 125.000 đồng/kg vịt hơi, đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Là một trong những gia đình nuôi nhiều vịt nhất thôn Bản Kha, xã Sín Chéng, ông Giàng A Páo chia sẻ: Nhu cầu của thị trường cao, nhiều khi gia đình không có đủ vịt và trứng để bán, nhất là vào dịp tháng 7 âm lịch hằng năm. Tôi tin rằng, khi sản phẩm vịt  và trứng vịt Sín Chéng đăng ký Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, thì giá trị kinh tế của hai loại nông sản này sẽ còn cao hơn nữa.

Phân tích về những lợi thế của Si Ma Cai khi triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, ông Viên Đình Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho rằng, diện tích đất ruộng sản xuất một vụ/năm của huyện là 1.800 ha. Chỉ cần 1/3 diện tích đất ruộng trồng rau trái vụ cũng sẽ tăng thu nhập đáng kể cho người dân và tạo thành vùng rau chuyên canh hàng hóa của tỉnh. Bên cạnh đó, Si Ma Cai có nhiều lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là đại gia súc, bởi trên địa bàn có 2 chợ mua bán trâu, bò, ngựa lớn nhất khu vục Tây Bắc là chợ phiên Cán Cấu và chợ phiên Sín Chéng.

Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa cho người dân Si Ma Cai, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và an toàn, đặc biệt là góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

 
Theo Phạm Khánh/LCĐT

Tin Liên Quan

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.

Câu lạc bộ Lào Cai 1 đứng thứ 5 chung cuộc Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia 2024

Chiều 18/9, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh đã diễn ra Lễ bế mạc Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia - Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2024.

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Để cùng chung tay kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin một số nội dung liên quan đến miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế (Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày...