Những nhạc cụ độc đáo của người Hà Nhì

 Vào các ngày lễ, tết, hội, người Hà Nhì (Bát Xát) thường sử dụng một số loại nhạc cụ đặc trưng như đàn tròn, tù và, sáo dọc, sáo ngang, nhị...
Đồng bào Hà Nhì chơi đàn tròn và sáo dọc.

Đàn tròn - “hó tờ” là loại nhạc cụ độc đáo có 4 dây, được làm bằng loại gỗ tốt, mỏng có bầu đàn hình tròn, cần đàn, nút căn chỉnh dây đàn. Dây đàn bằng dây cước hoặc dây phanh. Chỉ có nam giới người Hà Nhì được sử dụng đàn tròn để đánh nhạc đệm cho các bài hát, bài múa và khi hát giao duyên giữa nam và nữ.

Tù và - “có tu” là loại nhạc cụ được làm bằng sừng trâu, có công năng dùng để làm tín hiệu thông báo họp thôn. Tù và thường được treo ở vị trí gian giữa nhà, khi cần dùng sẽ được hạ xuống để thổi và cũng chỉ có nam giới mới được sử dụng.

Sáo dọc - “pí si” có 7 lỗ ở mặt trên và 1 lỗ thoát hơi phía sau. Gần đầu phía trên có 1 lỗ để thổi. Sáo được làm bằng cây trúc hoặc nứa già thì sử dụng mới bền. Khi thổi, âm thanh phát ra êm dịu, du dương, trầm bổng tuỳ theo cảm xúc người thổi. Đối tượng sử dụng nhạc cụ này không phân biệt nam hay nữ, nhưng chủ yếu là thanh niên. Sáo thường được người Hà Nhì thổi khi lên nương, là công cụ giúp họ giãi bày tình cảm với quê hương, với bạn bè, người thân... Trong các ngày hội, thành viên các đội văn nghệ của làng thổi sáo đệm cho các bà, các chị hát dân ca và hát giao duyên giữa nam và nữ. 

 Sáo ngang - “sé pi” - đặc điểm loại sáo này cũng gần giống sáo dọc, thường được các chàng trai, cô gái sử dụng để hát giao duyên.

Biểu diễn văn nghệ theo tiếng nhạc của “si vu”.

Nhị - “si vu” là một loại nhạc cụ của bộ dây. Bầu nhị được làm từ ống tre già phơi khô, mặt đàn nhị làm từ mo của cây tre già; dây đàn được làm từ dây cước hoặc dây phanh xe đạp. Đàn nhị có hai dây, dây kéo đàn được luồn vào giữa hai dây đàn để kéo qua kéo lại tạo ra âm thanh. Khi chơi đàn, đàn nhị phát âm thanh réo rắt, trầm trầm. Đàn nhị được sử dụng chủ yếu trong hát giao duyên giữa nam và nữ.

Có thể thấy đời sống văn hóa tinh thần của người Hà Nhì khá phong phú, đặc biệt là về âm nhạc và hình thức sử dụng nhạc cụ trong đời sống. Âm nhạc làm cho người Hà Nhì đoàn kết, gắn bó, xích lại gần nhau hơn.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.