Lào Cai: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Với 25 nhóm ngành dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá. Đến nay, toàn tỉnh có 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Để những di sản đó trở thành nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mới đây, tỉnh Lào Cai đã chính thức phê duyệt Dự án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020”.

Lễ hội Đền Thượng Lào Cai. (Ảnh: Tư liệu)
 
Với 19 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lào Cai đang sở hữu những “tài sản” vô giá mà không phải địa phương nào cũng có. Đó là những nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, lễ hội truyền thống, tập quán và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống,… được tích lũy qua nhiều thế hệ của các cộng đồng dân tộc, tồn tại bền vững trong dòng chảy tâm linh và đời sống cộng đồng như: Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy; lễ Pút tồng của người Dao đỏ; nghề trạm khắc bạc của người Mông; nghệ thuật The (múa) của người Tày; nghi lễ Then của người Tày; tết Sử Giề Pà của người Bố Y; kéo co của người Tày, người Giáy; nghề chàng Slow của người Nùng Dín; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xá Phó; nghệ thuật Khèn của người Mông; chữ nôm của người Dao; lễ hội Gàu Tào của người Mông; lễ hội Khô già già của người Hà Nhì đen; nghi lễ cấp sắc của người Dao; Lễ Mủ Đẳng Mai (cúng rừng) của người Thu Lao; lễ Gạ Ma Do (cúng rừng) của dân tộc Hà Nhì; lễ Khoi Kìm (cúng rừng) của người Dao đỏ; lễ hội Bảo Hà; lễ hội Đền Thượng. Đây vừa là tài nguyên du lịch nhân văn, vừa là nhân tố hết sức quan trọng để phát triển du lịch mang bản sắc Lào Cai.
 
Trong quan điểm bảo vệ và phát huy những giá trị các di sản văn hóa, Lào Cai quan tâm tới không gian tồn tại, không gian văn hóa, đời sống sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc là chủ thể của di sản văn hóa. Đặc biệt, bảo tồn trên nguyên tắc “bảo tồn sống” tại cộng đồng. Chú trọng công tác tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng truyền dạy và nội dung công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức tổ chức nghi lễ, nội dung bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong cộng đồng dân tộc, địa phương có di sản, đồng thời tạo nguồn lợi về kinh tế từ công việc bảo tồn. Khai thác, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thành các sản phẩm văn hóa phục vụ phát triển du lịch.


Lễ cấp sắc của người Dao. (Ảnh: Ngọc Bằng)
 
Giai đoạn 2017 - 2018, Lào Cai sẽ tập trung rà soát, đánh giá hiện trạng và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tư liệu đối với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận giai đoạn 2011- 2016. Theo đó, ưu tiên các di sản có nguy cơ bị mai một, biến dạng và các di sản văn hóa có tiềm năng phát triển thành sản phẩm phục vụ du lịch.
 
Giai đoạn 2019-2020, tiếp tục rà soát, đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tư liệu đối với di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận giai đoạn 2011-2016 và các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2017-2020.
 
Để quảng bá giá trị đặc sắc các di sản văn hóa phi vật thể, dự án sẽ xuất bản cuốn sách “Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Lào Cai”; xây dựng 7 video giới thiệu 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Lào Cai; lựa chọn 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tiêu biểu của địa phương để hỗ trợ phục dựng, bảo tồn, xây dựng thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, góp phần quảng bá di sản của Lào Cai đến với du khách trong nước và quốc tế.
 
Dự án được triển khai sẽ góp phần bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ sau những giá trị đặc sắc của các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Qua đó, nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc và huy động sự tham gia của người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản, biến di sản thành “tài sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững./.
Thu Hiền

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.