Lào Cai: Triển vọng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Lào Cai có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Sự đa dạng về khí hậu là một trong những lợi thế so với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Những năm qua, Lào Cai đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xác định đây là động lực để tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đầu tư phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp đóng vai trò “mở đường” cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lào Cai luôn coi trọng và ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các sản phẩm chủ lực là rau, hoa, dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cá nước lạnh.  Đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 714 ha sản xuất rau an toàn, năng suất bình quân đạt 200 tạ/ha; giá trị sản xuất bình quân đạt 70-80 triệu đồng/1 ha/năm. Một số mô hình trồng rau đạt hiệu quả cao như trồng bí nếp, tỏi Đài Loan, đậu Hà Lan,… giá trị kinh tế đạt trên 150 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần canh tác rau truyền thống.


Ứng dụng công nghệ cao vào trồng hoa lan của HTX nông nghiệp Thanh Xuân, huyện Sa Pa

Diện tích sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao chủ yếu tại hai huyện Sa Pa và Bắc Hà với khoảng 76 ha. Các loại hoa được canh tác chủ yếu là Lily, hoa hồng, hoa Lan,…Doanh thu  bình quân đạt 450 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 200-300 triệu đồng/ha/năm. Cá biệt có hoa Lyli đạt 3-3.5 tỷ đồng/ha/năm, lợi nhuận thu được lên đến  800 triệu đồng/ha/năm. Với hiệu quả kinh tế cao từ trồng hoa ứng dụng công nghệ cao, nhiều hộ gia đình, Hợp tác xã đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng cây lâu năm sang sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao. Đó là cơ sở tạo ra vùng chuyên canh ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa chất lượng của tỉnh.

Lào Cai có thế mạnh để phát triển cây ăn quả ôn đới. Toàn tỉnh có trên 2.000 ha cây ăn quả ôn đới, chủ yếu là Mận Tam hoa, Lê VH6, đào Pháp,…Trong đó, khoảng 60 ha cây ăn quả ôn đới có ứng dụng công nghệ cao. Vùng dược liệu cũng được đẩy mạnh sản xuất. Nông dân được các doanh nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật, vốn đầu tư cây giống, phân bón nên đã thu hút được số lượng lớn nông dân chuyển đổi sang sản xuất cây dược liệu. Đến nay, có khoảng 118 ha cây dược liệu trồng tại các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Mường Khương. Các loại cây trồng chính là Actiso, xuyên khung, tam thất, đương quy, thạch hộc, cắt cánh,…và được các công ty liên kết đặt hàng thu mua theo hợp đồng. Giá trị thu nhập bình quân đạt 150 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận bình quân thu được trên 80 triệu đồng/ha/năm.

Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi cũng có bước tiến vượt bậc. Công tác quản lý giống vật nuôi, cải tạo giống trâu, bò; chọn lọc, nâng cao chất lượng giống gia cầm, lợn bản địa có giá trị được chú trọng. Việc áp dụng hệ thống chuồng lạnh khép kín, sử dụng công nghệ làm mát, máng ăn tự động, nhất là trong phòng dịch, tiêm phòng bệnh. Thu gom xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học (EM) trong chăn nuôi.

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn có chất lượng, Lào Cai đã ban hành Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020” và một số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020. Nhờ những chính sách này mà việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đạt được kết quả đánh khích lệ. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá; năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản không ngừng được nâng lên; cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Phương thức sản xuất thâm canh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực từ sản xuất nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống sang sản xuất tập trung, quy mô hàng hóa. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi và các quy trình, công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đã có nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Đến nay, đã có 15 doanh nghiệp, hợp tác xã đã và đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đăng ký lên đến 1.866 tỷ đồng. Trong đó, có 12 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh về trồng trọt, 2 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và 01 doanh nghiệp kinh doanh hỗn hợp. Ngoài ra, các hộ gia đình, hiệp hội sản xuất rau, hoa tại Sa Pa hiện cũng đang sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang là yêu cầu tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Để tạo bước đột phá cũng như phát triển nông nghiệp bền vững, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thông tin, tuyên truyền về ứng dụng, các mô hình, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả để người dân tham khảo, học tập và vận dụng. Tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo điều kiện về đất đai, thuê mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn tín dụng hoặc cơ sở vật chất để thu hút doanh nghiệp đầu tư. Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên khí hậu, đất đai; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần cho người lao động nông nghiệp; gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, nông nghiệp, nông thôn Lào Cai phát triển thuộc  tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc./.

Lâm Tú

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).