Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 20/5, tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội) sẽ khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. Trong một tháng làm việc, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

Một phiên họp của Quốc hội (Ảnh: Mạnh Hùng)

Theo dự kiến chương trình, sau khi các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội sẽ dành 1 tiếng họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.

Kỳ họp sẽ chính thức khai mạc lúc 9 giờ. Sau Diễn văn khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đại biểu sẽ nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.

Sau phiên khai mạc, Quốc hội sẽ làm việc trong vòng một tháng (20/5 - 22/6). Lịch làm việc của Quốc hội sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng, trong đó Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, 1 Nghị quyết; cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 7 dự án luật khác.

Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến đối với các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng. Các nội dung này bao gồm: Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011; Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về các báo cáo này.

Báo cáo về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào. Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam về việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.

Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH; Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006 -2011.

Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014.

Đặc biệt, Kỳ họp thứ 5 sẽ là kỳ họp đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/1012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Dự kiến, trong ngày 11/6 Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và công bố kết quả ngay trong ngày. Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công khai đến cử tri cả nước.

Kỳ họp này của Quốc hội sẽ có 9 ngày truyền hình, phát thanh trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam và kênh VOV1 của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đặc biệt, các phiên thảo luận ở hội trường về các dự án luật quan trọng có phạm vi tác động, ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) cũng sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.