Đền Đồng Ân đón nhận Bằng di tích cấp tỉnh

Tới dự Lễ đón Bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào sáng nay (19/2) có đồng chí Nguyễn Thanh Dương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Đền Đồng Ân (tên gọi khác là đền Mi) thuộc thôn Quyết Tâm, xã Thái Niên (Bảo Thắng) là di tích có lịch sử lâu đời. Tên gọi Đồng Ân có từ xa xưa với ý nghĩa là nhân dân trong vùng cùng biết ơn Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương - Trần Quốc Tuấn, người đã có công trong cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên - Mông.Đền Đồng Ân (tên gọi khác là đền Mi) thuộc thôn Quyết Tâm, xã Thái Niên (Bảo Thắng), là di tích có lịch sử lâu đời. Tên gọi Đồng Ân có từ xa xưa với ý nghĩa là nhân dân trong vùng cùng biết ơn Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công trong cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm Nguyên Mông.

Lễ đón Bằng công nhận đền Đồng Ân là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Tương truyền, vào năm giặc phương Bắc tràn xuống, một vị tướng tài nhà Trần được cử lên chặn giặc và bị thương rồi dưỡng thương ở vùng đất rộng lớn ven sông Hồng. Về sau, người dân chỉ thấy còn lại bộ áo giáp nên đã lập lên ngôi đền để tưởng nhớ công ơn đánh giặc của vị tướng đó. Sau này, đền thờ vọng Đức Thánh Trần - Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn .

Với vị trí chiến lược ven sông Hồng, đền Đồng Ân sau này là nơi hoạt động cách mạng bí mật của quân và dân Bảo Thắng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đồng chí Nguyễn Thanh Dương trao Bằng công nhận đền Đồng Ân là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Buổi lễ thu hút hàng nghìn người dân.

Đền Đồng Ân sẽ là điểm sáng trên bản đồ du lịch của tỉnh khi được kết nối với các điểm di tích khác trên địa bàn huyện Bảo Thắng như chùa Liên Hoa, xã Phong Niên, đền Ngòi Bo, xã Gia Phú.

Cùng với hệ thống các di tích tọa lạc dọc sông Hồng như: đền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm, đền Quan, đền Đôi Cô, đền Bảo Hà... thì đền Đồng Ân sẽ làm phong phú hơn các địa chỉ du lịch của tỉnh.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.