Khám phá cầu Thiên Sinh

Ý Tý - mảnh đất nằm tít tắp trên thượng nguồn Bát Xát vẫn được biết đến với nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn của mây núi mênh mang, rừng già hoang sơ, ruộng bậc thang mùa lúa chín đẹp mê hồn… Đây cũng là xứ sở với những ngôi nhà trình tường hình nấm, hương rượu Sim San nồng nàn của đồng bào dân tộc Hà Nhì. Ý Tý còn có một điểm du lịch với tên gọi đầy màu sắc huyền thoại luôn hấp dẫn du khách là cầu Thiên Sinh.

Cột mốc biên giới Việt Nam tại khu vực cầu Thiên Sinh.

Cầu Thiên Sinh nằm ở cuối thôn Lao Chải, cách trung tâm xã Ý Tý gần chục km. Theo tiếng dân tộc Hà Nhì, cầu có tên là Thiên Sân Shù, dịch nghĩa là "trời sinh". Sở dĩ gọi vậy là vì đây là cây cầu rất đặc biệt. Cầu chỉ ngắn chừng 1m, trước đây là một tảng đá tự nhiên bắc qua khe sâu hun hút dưới là dòng suối Lũng Pô gầm gào tung bọt trắng xóa.

Từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước, qua sự vận động kiến tạo địa chất, khối đá khổng lồ đã bị nứt ra tạo thành khe đá này. Đây cũng là biên giới giữa hai nước Việt 
Nam - Trung Quốc. Theo thời gian, hòn đá bắc qua khe sâu cứ mòn lõm dần đi, người dân qua đây phải bắc những thanh gỗ làm cầu rồi xây cầu bê tông như bây giờ. Đứng trên cầu nhìn xuống, người thần kinh vững mấy cũng có cảm giác chóng mặt, bởi dưới vực đá sâu là dòng suối Lũng Pô ngày đêm gầm vang tiếng sóng nước xô vào ghềnh đá. Từ dưới nhìn lên thấy vách đá dựng đứng gần trăm mét, giữa khe sâu dòng nước như con ngựa bất kham hí vang, tung vó, "bờm sóng" đổ xuống ào ạt. Những tảng đá lớn, nhỏ được dòng nước mài giũa nhẵn bóng đủ các hình thù tầng tầng, lớp lớp. Có lẽ chính vì sự hùng vỹ này mà dòng suối có tên gọi Lũng Pô, tức là Rồng bố, rồng thiêng trên thượng nguồn "cửa thác" Bát Xát.

Khe đá tự nhiên là ranh giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Đến thăm cầu Thiên Sinh, thấy bên đầu cầu phía Việt Nam là cột mốc biên giới số 87 được xây bằng đá hoa cương, phía bên kia là cột mốc của nước bạn Trung Quốc. Do chưa có điều kiện đầu tư xây dựng nên muốn đi từ trung tâm xã Ý Tý xuống cầu Thiên Sinh vẫn phải vượt qua gần chục km đường đá gồ ghề rất khó đi. Vì thế nhiều du khách muốn xuống Lao Chải ngắm ruộng bậc thang, tham quan cầu Thiên Sinh nhưng lại nản lòng. Trong tương lai, khi tuyến đường này được nâng cấp dễ đi hơn và cửa khẩu phụ được xây dựng khang trang thì đây sẽ trở thành điểm du lịch khá lý tưởng trong hành trình khám phá Ý Tý của du khách bốn phương./.

(Theo Báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.

Đi tàu hỏa - trải nghiệm thú vị cho du khách đến Lào Cai