Văn hóa chợ phiên Si Ma Cai

Ai đã một lần ghé thăm Si Ma Cai hẳn không thể nào quên nét đặc sắc văn hóa của các phiên chợ nơi đây. Với 05 phiên chợ được tổ chức trong tuần, du khách có thể lựa chọn địa điểm đến của từng phiên chợ để tham quan, giao lưu, mua bán, tìm hiểu về ẩm thực và những nét đẹp văn hóa của người vùng cao: Chợ Sín Chéng – xã Sín Chéng họp vào thứ 4 hàng tuần; Chợ Cốc Cù – xã Bản Mế họp vào thứ 5 hàng tuần; Chợ Lù Dì Sán – xã Sán Chải họp vào thứ 6 hàng tuần; Chợ Cán Cấu – xã Cán Cấu họp vào thứ 7 hàng tuần; chợ trung tâm huyện Si Ma Cai – xã Si Ma Cai họp vào chủ nhật hàng tuần.
Đến hẹn lại lên, từ sáng sớm, những dòng người từ các thôn bản đổ về tụ họp tại các phiên chợ gồm: Người Mông, Nùng, Thu lao, Tày, Thái, Giao, kinh…. Các cô gái trong những bộ váy truyền thống nhiều màu sắc, tay c���m ô, lưng gùi quẩy tấu, các chàng trai thì mang gà, cắp lợn, dắt trâu, bò, ngựa xuống chợ. Mặc dù phải đi bộ một quãng đường dài nhưng khuôn mặt ai cũng lộ vẻ hân hoan, háo hức. Bà con dân tộc vùng cao đi chợ không chỉ để mua bán hàng hóa mà còn để gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện tâm tình, uống với nhau một vài chén rượu ngô, mời nhau ăn bát phở hay quây quần xung quanh chảo thắng cố nóng hổi.


Sắc màu chợ phiên Si Ma Cai.

Những mặt hàng được bán ở chợ phiên khá phong phú nhưng chủ yếu là các sản vật của núi rừng hay những mặt hàng do chính người dân nơi đây làm ra như: thóc, ngô, đậu tương, lạc, các loại rau, ớt, thổ cẩm, các loại hoa quả…ngoài những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống, phiên chợ còn có các mặt hàng đặc biệt để phục vụ lao động sản xuất như: Máy thái cỏ, máy tách ngô, cày, cuốc, rao phát,…Tất cả những sản phẩm địa phương được bày bán ở chợ là kết tinh của lao động, thể hiện sự cần cù, khéo léo của người dân vùng cao; đồng thời phản ánh nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc.

Khu vực tấp nập nhất ở các phiên chợ là khu bán gia súc, gia cầm như gà, lợn, chó, trâu, dê…. Ngoài khu mua bán, chợ phiên còn có khu vực hàng ăn uống với những món ăn truyền thống như: Phở, mèm mén, óc đậu, bánh đúc ngô, bánh rán, xôi 7 màu, thắng cố, rượu ngô… đều do người dân địa phương tự tay làm ra và mang bán.

Chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc, ngoài mục đích xuống chợ để mua bán, trao đổi hàng hóa, đây cũng là dịp để nghỉ ngơi, giao lưu, gặp gỡ. Những người đã có gia đình, các cụ già thì gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động sản xuất và mua sắm những vật dụng sinh hoạt trong gia đình; các chàng trai, cô gái đến chợ để tìm hiểu, giao duyên. Cũng từ những phiên chợ đã có nhiều đôi trai gái bén duyên nhau và nên vợ, nên chồng. Họ đến với nhau từ điệu múa, giọng hát, tiếng khèn để rồi hẹn nhau ở những phiên chợ sau. Cứ thế, phiên chợ đã trở thành điểm hẹn, là nỗi khắc khoải, mong chờ của bao nam nữ thanh niên.
 

Khu vực mua bán trâu luôn tấp nập.

Khi bóng chiều xế tà là lúc những chảo thắng cố đã cạn, vò rượu ngô đã hết, những mặt hàng thiết yếu đã được sắm đủ, bà con rủ nhau về nhà, kết thúc một phiên chợ đầy náo nhiệt. Lúc này trên các nẻo đường về bản, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh người dân dắt ngựa chở lỉnh kỉnh đồ đạc trên những con đường núi chênh vênh trở về nhà.

Đến với những phiên chợ vùng cao Si Ma Cai, du khách mới cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa trong đó, không phô trương, cầu kỳ mà mộc mạc, đượm tính nhân văn. Không gian phiên chợ không chỉ là không gian mua sắm mà còn là không gian của ngày hội. Bởi thế, mỗi phiên chợ vùng cao Si Ma Cai luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du khách./.
Kim Minh

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.