Mùa trình tường nhà của đồng bào Mông ở Lào Cai

Tập quán sinh sống trên các sườn núi cao, nơi có khí hậu và điều kiện sống khắc nghiệt, nên người Mông đã chọn cho mình lối làm nhà trình tường bằng đất, mái lợp ngói hoặc cỏ tranh, lá… Ngôi nhà có kết cấu đẹp, bền, vừa giữ ấm vào mùa đông, mát mẻ về mùa hè, trước kia còn có tác dụng phòng, chống được nhiều loại thú dữ.

Làm nhà trình tường

Đồng bào Mông thường chọn tháng 10 âm lịch là thời điểm dựng nhà, khi những ruộng lúa, nương ngô vụ mùa vừa được thu hoạch xong. Phần vì nông nhàn, một phần thóc, ngô sau thu hoạch được bán đi để trang trải làm nhà mới. Gia đình nào có điều kiện khá sẽ làm ngôi nhà mới to hơn, đẹp hơn hoặc làm nhà mới cho con ra ở riêng.

Trước khi làm nhà, đồng bào Mông rất chú trọng việc chọn đất và làm một mâm cơm để báo cáo tổ tiên. Công việc trình tường nhà được đồng bào chuẩn bị công phu, sau khi đào móng xong, họ sẽ đặt vào đó những chiếc khuôn gỗ dài khoảng 1,5 m, rộng 0,5m. Khi bắt đầu trình tường, người ta sẽ đổ đất đầy lên khuôn, dùng những chiếc chày, vồ giã, nén đất thật chặt. Đất chọn để trình tường là loại đất nạc, được loại bỏ sạch rễ cây, cỏ dại, đá to, sau đó, được trộn với đá đã phong hóa có tác dụng làm cho bức tường chắc chắn và hạn chế nứt. Mỗi ngôi nhà cần huy động những thanh niên khỏe mạnh trình tường qua các khuôn chồng lên nhau, hết 4 khuôn là bức tường đã đủ cao để dựng nhà.

Gỗ để làm nhà đều được lựa chọn kỹ và thường làm bằng cây sa mộc, loại cây biểu tượng cho sức sống của đồng bào vùng cao. Mỗi ngôi nhà trình tường như vậy sẽ được làm xong trong khoảng 3 ngày, tuổi thọ trung bình ngôi nhà trình tường lên đến 80 năm. Cụ Tráng Seo Chùa, 76 tuổi, ở thôn Pờ Chồ 3, xã Lầu Thí Ngài (Bắc Hà) cho biết: Ngôi nhà trình tường của đồng bào Mông mang tính cộng đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết cao. Ngôi nhà trình tường của người Mông dù rộng hay hẹp đều có 3 gian.

Mỗi ngôi nhà trình tường đều là công sức của anh em, họ hàng trong bản

Trải qua bao đời, đồng bào Mông vẫn đang sống trong những ngôi nhà bằng đất trình tường kiên cố. Từ những ngôi nhà trình tường đã tạo nên truyền thống đẹp, trường tồn cùng năm tháng và mang bản sắc văn hóa độc đáo.

(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn