Nghiên cứu, ứng dụng KHCN: “Cú hích” phát triển kinh tế địa phương

Những ngày mới tái lập tỉnh, cùng với thiếu cơ sở vật chất, nhân lực, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) Lào Cai còn phải đối mặt với một số khó khăn. Đó là, cơ chế quản lý KH&CN thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện; hệ thống văn bản pháp lý về KH&CN từ Trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập; người dân có tập quán và trình độ canh tác lạc hậu, chưa mạnh dạn ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất... Vượt lên khó khăn, Lào Cai đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn, qua đó mang lại hiệu quả bước đầu trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cây lê Tai nung được trồng, chăm sóc theo phương pháp canh tác mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong 25 năm (từ 1991 - 2016), hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được tỉnh chú trọng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn. Các nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là yếu tố tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Có thể kể đến một số thành tựu mang tính đột phá trong nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như: Nghiên cứu chọn tạo 3 giống lúa lai mang thương hiệu Lào Cai (LC25, LC212, LC270) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống mới (riêng giống LC25 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao giải Bông lúa vàng Việt Nam năm 2012). Giống lúa LC212 được nghiên cứu chuyển gen kháng bệnh bạc lá thành công (giống lúa này kháng được bệnh bạc lá đạt mức khá tốt).

Hiện, giống lúa LC25 đang được triển khai ứng dụng sản xuất lúa giống F1 tại các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát; quy mô trên 300 ha/năm, năng suất bình quân đạt 70 - 75 tạ/ha, đáp ứng 60% nhu cầu lúa giống cho nhân dân trong tỉnh. Thành công này chính là tiền đề quan trọng góp phần đưa sản lượng lương thực của tỉnh từ 228.000 tấn (năm 2010) lên hơn 280.000 tấn (năm 2015), vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra (260.000 tấn). Cũng trong lĩnh vực nông nghiệp, đã nghiên cứu chọn tạo được 2 giống cây ăn quả mới: Lê VH6 và đào Maycrest/GF 305-1 (đào Pháp) có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống này hiện được nhân rộng trên địa bàn 13 xã của 5 huyện, thành phố với diện tích 733 ha (594 ha lê VH6, 139 ha đào Pháp). Ngoài ra, ngành  KH&CN đã nghiên cứu bảo tồn, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, có giá trị và tiềm năng thương mại, tạo thành sản phẩm hàng hóa như: Nghiên cứu, chọn tạo giống lợn F1 Mường Khương, gà H’Mông; nghiên cứu bảo tồn, phát triển được 3 giống lúa thuần chất lượng cao là Khẩu nậm xít (Bắc Hà), Chăm pét (Văn Bàn), Séng cù (Mường Khương), đây là các giống bản địa đã được đăng ký thương hiệu và trở thành các giống lúa đặc sản của tỉnh... Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống cây lâm nghiệp phục vụ phát triển kinh tế rừng cũng được ngành KH&CN tỉnh chú trọng.

Theo bà Phạm Thị Hồng Loan, Giám đốc Sở KH&CN Lào Cai, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong phát triển nông nghiệp đã góp phần giúp địa phương lựa chọn được nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Song song với công tác nghiên cứu, Sở KH&CN còn tăng cường phối hợp với các ngành hữu quan đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ vào thực tế. Đến nay, đã ứng dụng thành công quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI; xây dựng mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại Y Tý (Bát Xát); ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống một số giống chuối, hoa lan Sa Pa… Đã có một số sản phẩm đặc sản của địa phương được hỗ trợ, xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ: Nhãn hiệu tập thể ngọn su su Sa Pa; Chỉ dẫn địa lý gạo Séng cù Mường Khương; rượu thóc Thanh Kim; cá nước lạnh Sa Pa; bưởi Múc Bảo Thắng…

Những kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần giúp các địa phương phát huy thế mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở Hùng Xuân 2, xã Xuân Giao (Bảo Thắng) có thu nhập ổn định nhờ sản xuất lúa giống. Sau nhiều năm cấy giống lúa cũ hiệu quả thấp, một số hộ dân trong thôn đã đăng ký với Trung tâm Giống Nông - Lâm nghiệp tỉnh cấy hơn 4 ha lúa giống. Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nên năng suất cao gấp 2 lần so với cấy giống lúa cũ. Với giá bán trung bình 16.000 đồng/kg thóc tươi đã giúp bà con trong thôn thu về số tiền lớn. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng thôn Hùng Xuân 2 chia sẻ: Không chỉ nhanh nhạy trong chuyển đổi cơ cấu giống, người dân trong thôn còn đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực khác như chế biến lâm sản, trồng trọt, chăn nuôi… Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người trong thôn đạt gần 26 triệu đồng/năm, toàn thôn còn 36 hộ nghèo/136 hộ (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Để phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của KH&CN, bà Phạm Thị Hồng Loan, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, trong thời gian tới, ngành sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, ban, ngành về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tiếp tục đổi mới toàn diện hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động KH&CN; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng theo cơ chế đặt hàng, huy động mọi nguồn lực từ kinh phí Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan triển khai rộng rãi tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống; đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về KH&CN…

Theo Thu Ngọc/LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).