Lễ hội Đền Thượng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3247/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia gồm 7 di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có Lễ hội Đền Thượng (TP Lào Cai).
Nghi lễ rước kiệu tại Lễ hội Đền Thượng.

7 di sản văn hoá phi vật thể được công bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia dịp này gồm: Lễ hội Đền Thượng (TP Lào Cai); Lễ hội Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình); Lễ hội Cầu Ngư (tỉnh Phú Yên); Tết cá của người Tày (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang); Lễ cúng rừng (Mo đồng trư) của người Nùng (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang); Hát múa Ải Lao (phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội); Trò Xuân Phả (Xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Lễ hội Đền Thượng được tổ chức vào Rằm tháng Giêng hằng năm, là dịp để nhân dân các dân tộc Lào Cai bày tỏ lòng thành kính với Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương - vị tướng lừng danh của dân tộc Việt Nam, năm 1257 đã chỉ huy quân đội Đại Việt phòng thủ ở cửa ải Lào Cai.

Lễ hội Đền Thượng gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ mở đầu là màn khai hội với tiếng trống hội rộn rã, uy nghiêm. Sau đó là lễ rước kiệu Đức Thánh Trần, được tổ chức trang trọng từ sân hội chính trước cửa đền lên sân chính của đền. Tại đây, chủ tế và các đại biểu cùng nghe đọc văn tế nhớ về công lao của Đức Thánh Trần đối với đất nước và dâng hương chiêm bái. Tiếp đó, các đại biểu trồng cây lưu niệm tại vườn Thuỷ Vỹ với ý nghĩa của tết trồng cây đầu năm, để di tích lịch sử văn hoá Đền Thượng ngàn năm trường tồn. Phần hội là các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và vui chơi giải trí mang đậm phong cách dân gian.                

Theo Mạnh Dũng/LCĐT

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.