Thu hút FDI vào Lào Cai: 25 năm nhìn lại

25 năm qua, hoạt động thu hút dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế của địa phương.

Được khởi đầu vào năm 1996 với dự án xây dựng khách sạn Victoria Sapa (Sa Pa) của tập đoàn xuyên quốc gia chuyên kinh doanh khách sạn với thương hiệu Victoria, đến năm 1999, Lào Cai đã thu hút được các dự án đầu tư với quy mô nhỏ của các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông, Thượng Hải, Tứ Xuyên và Vân Nam (Trung Quốc), tập trung vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, thương mại, mậu dịch, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản và lắp ráp công nghiệp giản đơn... Giai đoạn 1996 - 2000, tỉnh mới chỉ thu hút được 9 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 21,8 triệu USD, song đã để lại những khởi đầu tốt đẹp cho giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2001 - 2006 (tính đến thời điểm trước khi Luật Đầu tư có hiệu lực), Lào Cai đã thu hút được 23 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 27 triệu USD. Thời kỳ này, các dự án FDI không ngừng gia tăng, song quy mô đầu tư còn nhỏ, các nhà đầu tư chủ yếu đến từ  Trung Quốc và tập trung vào lĩnh vực khách sạn, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm... Luật Đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2006, phạm vi quyền hạn của nhà đầu tư được mở rộng hơn, hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp được đa dạng hóa; đồng thời giúp phân cấp toàn diện hơn để các địa phương chủ động thu hút đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 2006 - 2010, Lào Cai đã thu hút được 19 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 481 triệu USD (mức đầu tư bình quân 23,957 triệu USD/dự án). Đây là giai đoạn dự án FDI vào Lào Cai với quy mô khá, các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Vân Nam (Trung Quốc) và một số quốc gia khác như Đan Mạch, Na Uy... Các dự án tập trung vào các lĩnh vực khai khoáng, thủy điện, khách sạn, công nghiệp chế biến, chế tạo.

Một góc khách sạn Victoria Sapa, Dự án FDI đầu tiên vào Lào Cai.

Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 28 dự án FDI còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 505 triệu USD; trong đó, vốn đầu tư giải ngân đạt trên 426 triệu USD (đạt 84,3% so tổng vốn đăng ký). Các dự án phân bổ chủ yếu tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Lào Cai, các khu, cụm công nghiệp và huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Sa Pa. Năm 2015, tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 322 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước từ các dự án này đạt 220 tỷ đồng.

So với cả nước, kết quả thu hút FDI của Lào Cai mới chỉ đạt ở mức thấp, song so với khu vực các tỉnh miền núi nói chung và với xuất phát điểm thấp của tỉnh tại thời điểm tái lập (năm 1991), kết quả trên có thể đánh giá đã đạt được những thành công bước đầu. Ước tính giai đoạn 1996 - 2016, nguồn FDI đã đóng góp vào tổng vốn đầu tư của tỉnh Lào Cai trên 426 triệu USD, tương đương trên 9.400 tỷ đồng (bình quân gần 400 tỷ đồng/năm). Về mặt xã hội, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại. Đến năm 2015, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã thu hút gần 2.900 lao động; điển hình là Công ty Liên doanh Khách sạn Quốc tế Lào Cai, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung, với thu nhập bình quân của lao động đạt gần 5 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh kết quả đạt được, thu hút FDI trên địa bàn còn một số hạn chế như: Dù tỉnh có nhiều lợi thế (nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn, môi trường đầu tư được đánh giá hấp dẫn...), nhưng trên thực tế Lào Cai chưa thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu như công nghiệp nặng, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao; một số nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi cơ hội, chờ các điều kiện hạ tầng nhất định mới triển khai đầu tư. Mặc dù đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã thông xe toàn tuyến từ tháng 9/2014, nhưng là tỉnh miền núi, cách xa các trung tâm đô thị lớn, nên chi phí vận chuyển cao so với một số tỉnh đồng bằng, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư FDI vào địa phương. Hơn nữa, Lào Cai là địa phương có tới 64% là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí hạn chế; thiếu đội ngũ nhân lực có trình độ, kiến thức về kinh tế quốc tế, ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu sâu về thị trường nên chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Những thách thức nêu trên đặt ra đối với Lào Cai không hề nhỏ, khi cuộc cạnh tranh để thu hút FDI trong khu vực ngày càng gay gắt. Do đó, tỉnh cần tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, tập trung rà soát quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực và công bố định hướng thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Xây dựng đề án trình Chính phủ cho phép mở mới, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp để tạo quỹ đất vận động đầu tư; tiếp tục xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất, nhiều năng lượng và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...; rà soát và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm hoặc không triển khai. Song hành cùng đẩy mạnh cải cách hành chính, duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cần tăng cường công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư; có cơ chế hoạt động đặc biệt (ví dụ cơ chế thưởng nếu kêu gọi được những dự án lớn, công nghệ cao...) cho các đơn vị làm nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, cần có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khi dự án FDI đi vào hoạt động...

Ngoài ra, trong hoạt động thu hút FDI vào địa bàn tỉnh không chỉ coi trọng cả số lượng và chất lượng mà cần coi trọng vào công nghệ cao, chính sách nâng cấp FDI, khuyến khích các nhà đầu tư vừa và nhỏ, cần khai thác thế mạnh của các tập đoàn kinh tế trong nước và nước ngoài... nếu thực hiện được như vậy trong tương lai hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh chắc chắn sẽ có những bước bứt phá ngoạn mục.

 

Theo Hồng Minh/LCĐT

Tin Liên Quan

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.