Công bố kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020

Sáng 5/7, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố kế hoạch hành động REDD+ giai đoạn 2016 – 2020.

Đồng chí Nguyễn Hữu Thể, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Giám đốc Ban Quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị còn có ông Solie Eirik Brun, Tham tán Đại sứ quán Vương quốc Na Uy tại Việt Nam; đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc; các cơ quan tư vấn; đại diện sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang.

Ngày 27/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các - bon rừng” giai đoạn 2011 - 2020. Tỉnh Lào Cai được chọn là 1 trong 6 tỉnh thí điểm tham gia chương trình.

Quang cảnh hội nghị.

Theo số liệu kiểm kê năm 2015, tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh là 339.225,5ha, trong đó rừng tự nhiên là 267.100,4 ha, rừng trồng đã thành rừng là 72.125,1 ha. Độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 53,3%. Tuy nhiên, hiện nay do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, xâm lấn đất lâm nghiệp làm nương rẫy, cháy rừng, khai thác rừng trái phép và sâu bệnh đang làm mất rừng và suy thoái rừng.

Từ tình hình thực tế đó, tại hội nghị đã công bố kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, phạm vi thực hiện kế hoạch trên địa bàn 143 xã có rừng và đất lâm nghiệp thuộc 9 huyện và thành phố. Nội dung kế hoạch hành động gồm 2 hợp phần, với 21 nhóm hoạt động chính. Trong đó, hợp phần 1 là các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng, gồm 7 nhóm hoạt động chính như: Tăng cường khoán quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy; nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia bảo vệ rừng; trồng rừng trên đất trống và sau khai thác trắng rừng trồng; khoanh nuôi phục hồi tái sinh rừng; trồng cây phân tán dọc tuyến đường giao thông, nơi công cộng…Hợp phần 2 gồm các hoạt động bổ sung, với 14 nhóm hoạt động như: Rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; hỗ trợ giao đất, giao rừng cho cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư; ngăn chặn tác động tiêu cực vào rừng do canh tác thảo quả; giảm khai thác gỗ, củi trái phép trong rừng tự nhiên; tăng cường công tác phối hợp liên ngành; quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng; nâng cao năng suất, chất lượng rừng… Mục tiêu kế hoạch là phấn đấu đến năm 2020, chất lượng rừng được cải thiện, độ che phủ rừng đạt 56% và năng suất rừng trồng tăng 10% so với năm 2015; đồng thời, thực hiện được các thay đổi căn bản tích cực trong ngành lâm nghiệp; hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp và tăng sinh kế cho người dân.

Hội nghị cũng đã thông qua báo cáo đánh giá phương án quản lý rừng bền vững của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bảo Yên và công bố Quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bảo Yên giai đoạn 2016 - 2022.

Đồng chí Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những nỗ lực của các đơn vị, ngành chức năng của tỉnh trong thực hiện chương trình giai đoạn vừa qua, đồng thời cảm ơn các tổ chức tham gia tài trợ, giúp đỡ tỉnh trong chuỗi hành động của chương trình.

Để thực hiện tốt, mang lại hiệu quả cho chương trình hành động REDD+ giai đoạn tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành của tỉnh làm tốt 4 nội dung. Đó là, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về rừng, hiểu rõ tác dụng, giá trị của rừng, đặc biệt là với đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào gần rừng. Các ngành, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp trồng rừng, bảo vệ tốt diện tích rừng đang có và tiếp tục khoanh nuôi, trồng mới, bảo vệ rừng. Đến năm 2020, phấn đấu có 70% tỷ lệ che phủ rừng, đồng thời không ngừng đổi mới trong tư duy trồng rừng để có giải pháp thiết thực. Giao cho công an, kiểm lâm tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng khai thác rừng trái phép.

Ngoài ra, hiện nay còn hạn chế về nguồn lực, do vậy các cấp, ngành cần tăng cường thu hút vốn, tạo sinh kế cho dân, giảm thiểu tối đa áp lực từ cộng đồng tới rừng.

 
Theo Ngô Luyên/LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi)

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp Hội du lịch tổ chức Hội nghị bàn về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sau ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi).

Động lực để Lào Cai vươn lên sau bão lũ

Trong những ngày qua, hoàn lưu bão số 3 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Lào Cai. Giữa những đau thương và khó khăn bộn bề ấy, tỉnh Lào Cai nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay ủng hộ của cả xã hội.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Nhân dân các dân tộc Lào Cai luôn trân quý, khắc ghi sự sẻ chia của đồng bào cả nước

Những ngày qua, Ban Vận động cứu trợ tỉnh với cơ quan thường trực là Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận sự ủng hộ rất lớn về tiền và vật chất từ nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tình cảm đặc biệt, nghĩa cử cao đẹp ấy luôn được...

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).