Tuổi trẻ các dân tộc với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam

Ngày 19/4, tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Tuổi trẻ các dân tộc với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam".

Thanh niên dân tộc thiểu số phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Phan Văn Mãi chủ trì Hội thảo, cùng sự tham gia của 80 thanh niên đại diện cho 45 dân tộc thiểu số về dự các hoạt động chào mừng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 và Năm Gia đình Việt Nam 2013.

Có mặt tại Hội thảo, nhà nghiên cứu văn hóa, GS Đặng Hải Thanh đặt vấn đề, đối với tất cả các dân tộc, gia đình đều rất quan trọng, không riêng gì người Việt Nam. Giáo dục một con người diễn ra trong gia đình là chính nhưng gia đình lại đang có xu hướng tan rã.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cũng khẳng định, nói về gia đình là nhận được sự quan tâm của tất cả các vùng miền, các dân tộc. Văn hóa dân gian, tín ngưỡng truyền thống, hủ tục lạc hậu là những vấn đề đang đặt ra với các gia đình dân tộc thiểu số. Làm thế nào để phát huy vai trò của tuổi trẻ các dân tộc để gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp và bài trừ những hủ tục lạc hậu chứ yêu cầu các em phải thế này, thế kia thì không được.

GS Tô Ngọc Thanh cho rằng có những điều trong văn hóa miền xuôi không bằng miền ngược khi mà có dân tộc không có chuyện đánh con thì người miền xuôi lại cho rằng “thương cho roi cho vọt”.

Trước ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, việc lạm dụng rượu bia dẫn đến bạo lực gia đình khiến phụ nữ, trẻ em phải chịu hậu quả, Đỗ Thị Hương, dân tộc Phù Lá, Hà Giang bày tỏ, cô cũng như nhiều người bạn mong muốn có được hiểu biết về pháp luật đặc biệt là về Luật Hôn nhân gia đình, phòng chống nạn bạo lực gia đình chứ tuyên truyền không thôi như hiện nay là không đủ.

Đồng quan điểm với GS Tô Ngọc Thanh, có những giá trị văn hóa dân tộc trước đây là tốt đẹp nhưng nay đã không còn phù hợp nữa, Hương cũng đặt vấn đề mà cô hay được chứng kiến là nhiều người chồng dân tộc Mông đi chợ vùng cao uống rượu với bạn bè say khướt phải để vợ dắt về thì đó là phong tục cần gìn giữ hay cần phải vận động xóa bỏ?

Với sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Nông Thế Việt, anh vui mừng cho biết dân tộc Tày (Cao Bằng) nơi anh sinh sống, 3-4 thế hệ vẫn sống chung dưới một mái nhà, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, Việt cảm thấy lo ngại khi lớp trẻ giờ hay sa đà vào game, internet nên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng trở nên lỏng lẻo.

Cùng bàn về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, cô gái  Lục Thị Miên (dân tộc Lô Lô), đến từ Mèo Vạc, Hà Giang cũng thể hiện sự lo lắng trước tình trạng nhiều thanh niên địa phương sang Trung Quốc làm ăn khiến gia đình thiếu vắng, con trẻ phải nhờ cậy vào ông bà chăm lo, dạy dỗ.


Quang cảnh Hội thảo

Một đại biểu thanh niên người Chăm chứng kiến mỗi lần có ai chết phải mổ trâu rất tốn kém nên đã kiến nghị với các nhà quản lý văn hóa có mặt tại Hội thảo có sự can thiệp để đám ma tổ chức làm yên lòng người đã mất nhưng cũng không làm cho người sống phải khốn đốn vì lo hậu sự.

Đại diện cho thanh niên các dân tộc, Rô Ly Thuyền (dân tộc Ba Na) bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được học tập, mong muốn nhà nước có các chính sách hỗ trợ cho con em người dân tộc được đến trường bởi quan điểm của cha mẹ nhiều bạn hiện nay là “không cần học gì nhiều, học lắm cũng chỉ về làm nông mà thôi”.

Trước nhiều nét văn hóa đang bị mai một, chị Mạc Thị Tím, dân tộc Ơ đu là một bí thư chi bộ cho biết đang rất nỗ lực để vận động những người có tuổi nói tiếng nói của dân tộc mình và truyền dạy cho con cháu.

Đau đáu khi bản thân mình cũng không biết tiếng mẹ đẻ La Ha, Lò Thị Phương (Sơn La) kiến nghị cần có chính sách để dân tộc La Ha cũng như nhiều dân tộc khác lưu giữ được ngôn ngữ riêng của mình.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng, trách nhiệm phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là từ nhiều phía. Một mặt là các cơ quan nhà nước, các chuyên gia… mặt khác là ở ngay chính các thanh niên dân tộc thiểu số. “Mỗi thanh niên các dân tộc thiểu số ở đây đều là những người tiêu biểu, khi trở về địa phương hãy lắng nghe cộng đồng, trăn trở với những vấn đề của đồng bào dân tộc mình để tiếp tục góp ý kiến phát huy các giá trị truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam”, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh.

Dịp này, thanh niên các dân tộc thiểu số đã hiến tặng các hiện vật đặc trưng của dân tộc mình cho Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.