Phát huy mạnh mẽ giá trị lịch sử của di tích Bạch Đằng

Tối 17/4, tại sân đền Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Yên, UBND tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 725 năm chiến thắng Bạch Đằng và đón bằng Di tích quốc gia đặc biệt cho di tích lịch sử Bạch Đằng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng di tích quốc gia đặc biệt
 Di tích lịch sử Bạch Đằng cho tỉnh Quảng Ninh

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định đây là sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng, là sự tri ân những hy sinh, cống hiến của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước.

Bạch Đằng – dòng sông đã đi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nơi đây đã chứng kiến 3 chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trước những thế lực ngoại xâm. Trong đó, đại thắng quân xâm lược Nguyên – Mông năm 1288 trên dòng sông Bạch Đằng là một mốc son chói lọi của lịch sử giữ nước của dân tộc, thể hiện trí tuệ, sáng tạo và lòng dũng cảm kiên cường của cha ông.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh nhanh chóng phổ biến “Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng” sâu rộng tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tạo ra đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch. Qua đó phát huy vai trò và trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia giám sát thực hiện quy hoạch, góp phần nâng cao trách nhiệm cộng đồng để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử Bạch Đằng.

Việc phát huy giá trị của di tích sẽ phục vụ phát triển kinh tế du lịch, xây dựng đời sống văn hóa và tín ngưỡng của nhân dân. “Coi trọng công tác giáo dục với thế hệ trẻ về truyền thống Bạch Đằng chính là phát huy lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


Chương trình nghệ thuật tại buổi lễ

Sau phần phần nghi lễ và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho khu di tích lịch sử Bạch Đằng là chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Bạch Đằng giang, bản anh hùng ca của dân tộc”. 

Trước đó, ngày 27/3, Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về di tích chiến thắng Bạch Đằng với 16 bài nghiên cứu của các nhà khoa học nêu bật những giá trị văn hóa, lịch sử và quân sự vô cùng to lớn của di tích Bạch Đằng.

Hiện nay, cả nước có 34 di tích quốc gia đặc biệt được Thủ tướng công nhận và xếp hạng, trong đó có 7 di tích trở thành di sản thế giới. Hà Nội là địa phương sở hữu 4 di tích quốc gia đặc biệt, tiếp đó là các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam và An Giang mỗi địa phương sở hữu ít nhất 2 di tích quốc gia đặc biệt.


Bãi cọc Bạch Đằng

Năm 1953, khi đào đất đắp đê, người dân huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh (nay là thị xã Quảng Yên) đã phát hiện ra bãi cọc Yên Giang. Còn khoảng 300 chiếc cọc bằng gỗ lim, sến, táu  được cắm thẳng đứng, đa số nằm chếch theo hướng 15 độ Đông, cách nhau từ 0,9m đến 1,1m, đường kính cọc từ 13cm đến 33cm được đóng sâu vào lòng sông từ 3m đến 5 m.

Năm 2009, tại đây phát hiện thêm bãi cọc Đồng Má Ngựa đã giúp chúng ta hiểu hơn chiến lược, chiến thuật tài tình của Trần Hưng Đạo. Ông đã nghiên cứu và cho đặt cọc vào những chỗ cốt tử nhất, những bãi cọc với mục đích thu hẹp dòng sông cản thuyền của giặc chạy, đồng thời cắm rích rắc các cụm cọc rất phức tạp như hướng cọc đan nhau, cắm cọc nhỏ đan vào dưới chân khiến địch phải lội vào đầm lầy sâu đến hàng mét.

 
 
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.