Người dân Tả Van Giáy làm homestay

Anh Dì Văn Sẩu ở thôn Tả Van Giáy 1, xã Tả Van (Sa Pa) - vùng đất cách trung tâm thị trấn du lịch Sa Pa khoảng 10 cây số nhớ lại chuyện cách đây mấy năm. Hôm đó, vừa đi làm nương về thì anh gặp một hướng dẫn viên du lịch, họ hỏi anh: “Anh Sẩu à, có thích làm homestay kiếm tiền không?”. Anh Sẩu thắc mắc thầm trong bụng: “Người này nói gì mà nửa Tây, nửa ta, chả hiểu?”. Cũng chính vì sự “chả hiểu” ấy mà anh nảy ý định tìm hiểu. Và đến bây giờ, gia đình anh thực sự “đổi đời” nhờ mạnh dạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tưởng như vu vơ đó.

ThônTả Van Giáy - điểm đến thu hút nhiều du khách nước ngoài.

Theo chân đoàn khách du lịch, chúng tôi dừng chân trước một ngôi nhà ở giữa thôn Tả Van Giáy 1. Ngôi nhà sàn làm bằng gỗ theo kiểu truyền thống nhưng khang trang với những tiện nghi khá hiện đại. Bên đầu cầu thang, khoảng chục khách ngoại quốc đang trao đổi bằng tiếng Anh với nhân viên lễ tân là vợ của chủ nhà. Vẫn còn nguyên sự tất tả của người làm nội trợ và quen với mùa vụ, vẫn khoác trên mình trang phục truyền thống như bao phụ nữ vùng cao khác, nhưng cách nói chuyện tự nhiên với du khách phương Tây bằng những cái nhún vai, khoa tay và biểu cảm trên khuôn mặt, khiến chị trở thành một người khác. Trong lúc này, anh Dì Văn Sẩu đang mải gấp chăn, màn trên giường nghỉ dành cho khách, dường như không để ý các vị khách vừa bước vào nhà. “Khách không có yêu cầu cao, nên vợ chồng tôi tự làm hết các công việc. Vợ lên huyện đón khách từ sáng sớm, còn mình ở nhà dọn dẹp phòng nghỉ, phòng ăn, khi rảnh rỗi thì học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp”, anh Sẩu chia sẻ với chúng tôi.

Gia đình anh Sẩu kinh doanh dịch vụ này đến nay đã được gần chục năm. Kể lại câu chuyện làm homestay, anh Sẩu thừa nhận rằng, trước khi đón khách nghỉ lại nhà, anh không hề biết về loại hình dịch vụ này. Gia đình anh vốn chỉ quen với việc chăm sóc cây lúa, cây ngô, đâu biết rằng, ngôi nhà của mình có thể hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ lại. Sau khi được hướng dẫn viên nọ gợi ý, anh “đánh liều” làm thử. Ban đầu, anh Sẩu kê 3 - 4 chiếc giường tạm và chỉ thu từ 20.000 - 30.000 đồng mỗi khách nghỉ qua đêm. Dần dần, có khách đều, nguồn thu nhập ngày càng khá lên, anh Sẩu quyết “một phen” làm giàu. Anh gọi thợ đến sửa chữa nhà ở, nâng số giường tăng gần 10 lần và mức giá cũng nâng lên từ 50.000 - 70.000 đồng/khách tùy theo ngày trong tuần. Ngoài ra, anh còn mở thêm dịch vụ ăn uống, hướng dẫn cho du khách. “Làm dịch vụ du lịch cũng không khó khăn lắm nếu nắm được nhu cầu, tâm lý của khách, cái khó nhất là học ngoại ngữ. Ban đầu mình biết ít ngoại ngữ, nên cũng ngượng và liên tục phải ra hiệu bằng tay khi giao tiếp với khách, giờ thì tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga mình đều nói được kha khá, hóa ra, nếu cứ cố gắng thì sẽ làm được mà”, anh Sẩu vui vẻ cho biết.

Dịch vụ homestay phát triển mạnh tại thôn Tả Van Giáy.

Đường dẫn vào thôn Tả Van Giáy bây giờ đã khác trước rất nhiều, ở đó luôn rộn bước chân du khách; hai bên đường, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi ngày càng nhiều. Ông Sì Văn Cang, Bí thư Đảng ủy xã Tả Van cho biết, du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Ở thôn Tả Van Giáy, những hộ tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch đều được xếp vào diện hộ khá, giàu với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của xã Tả Van cũng nhờ đó có sự chuyển dịch đúng hướng, đó là nâng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, giảm dần sản xuất nông nghiệp. Từ con số không, đến nay xã đã có 58 hộ làm dịch vụ du lịch và 29 hộ bán hàng lẻ hàng hóa; các hộ kinh doanh tập trung chủ yếu tại địa bàn thôn Tả Van Giáy 1 và Tả Van Giáy 2.

Là một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, xã Tả Van đã và đang tận dụng lợi thế để phát triển các dịch vụ đi kèm. Người dân Tả Van nhận ra rằng, hoạt động kinh doanh - dịch vụ du lịch cần được đổi mới liên tục; làm hài lòng du khách là hướng phát triển bền vững nhất. Khi du khách tới đây, điều hấp dẫn họ chính là vì người dân địa phương luôn giữ gìn nếp sinh hoạt truyền thống và thái độ thân thiện, gần gũi với khách./.

Theo Ngô Luyên/LCĐT

Tin Liên Quan

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.