Đầu tư cho đồng bào dân tộc là vì cả nước

Dân tộc và miền núi có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền, các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Nước ta có 53 dân tộc ít người với gần 12,3 triệu người, chiếm gần 14,3% tổng số dân của cả nước. Đất đai, rừng núi vùng đồng bào dân tộc và miền núi sinh sống còn là nơi ngăn lũ, ngăn xói mòn, điều hoà khí hậu, từng là nơi căn cứ cách mạng, là phên dậu của quốc gia.

Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã sớm có các chính sách phát triển đối với vùng dân tộc và miền núi. Các chính sách này đã được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật, có tính toàn diện và đồng bộ từ cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương. Đi cùng với các chính sách là các chương trình, dự án lớn, với nguồn lực đầu tư ngày một tăng...

Dành nguồn lực lớn phát triển vùng dân tộc và miền núi

Từ Chương trình 135 đến Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững ở 62 huyện nghèo rồi các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ định canh, định cư... đã giúp đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi từng bước xóa nghèo, ngày càng phát triển.

Trong điều kiện ngân sách Trung ương còn nhiều khó khăn, nhưng lượng trợ cấp để cân đối ngân sách cho các tỉnh thuộc vùng dân tộc và miền núi khá lớn, có nhiều tỉnh cao gấp nhiều lần số thu tại địa phương. Ngay cả thời kỳ 2006- 2012, ngân sách nhà nước đã bố trí cho các chương trình chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng số kinh phí gần 54,8 nghìn tỷ đồng... Nhờ các chính sách này và sự nỗ lực của các địa phương, của nhân dân vùng dân tộc và miền núi, nhiều chỉ tiêu kinh tế- xã hội ở vùng dân tộc và miền núi đã có bước phát triển nhanh so với trước đây, có một số chỉ tiêu còn tăng nhanh hơn một số vùng khác.

Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người 1 tháng theo giá thực tế năm 2010 so với năm 2002 theo các vùng như sau.


TỐC ĐỘ TĂNG THU NHẬP/NGƯỜI/THÁNG NĂM 2010 SO VỚI NĂM 2002 (%). Nguồn số liệu: TCTK
 
 
Theo đó, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của Tây Nguyên và của trung du miền núi phía Bắc cao hơn của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, của Đông Nam Bộ, của đồng bằng sông Cửu Long. Riêng Tây Nguyên có mức bình quân đạt 1,088 triệu đồng, cao thứ 4 trong 6 vùng và có tốc độ tăng cao nhất trong 6 vùng.

Tỷ lệ nghèo của vùng trung du và miền núi phía Bắc đã giảm từ 29,4% năm 2004 xuống 26,7% năm 2011; của Tây Nguyên đã giảm tương ứng từ 29,2% xuống 20,3%. Tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt năm 2010 ở Tây Nguyên đạt 96,8%, còn cao hơn của đồng bằng sông Cửu Long (96,6%). Tỷ trọng hộ có nhà ở kiên cố của trung du và miền núi phía Bắc đạt khá (47,8%), của Tây Nguyên tuy còn đạt thấp (21,4%), nhưng cũng cao hơn của Đông Nam Bộ (17,9%) và của đồng bằng sông Cửu Long (11%)…

Đây là những thành tựu lớn trong bối cảnh khó khăn chung.

Những việc cần làm

Tuy nhiên, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ nghèo năm 2011 ở vùng trung du và miền núi phía Bắc và ở Tây Nguyên còn cao gấp đôi, gấp rưỡi tỷ lệ chung của cả nước (tương ứng là 26,7% và 20,3% so với 12,6%). Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng so với mức bình quân cả nước của vùng trung du và miền núi phía Bắc mới bằng 65,2%, của vùng Tây Nguyên mới bằng 78,4%. Chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng của vùng còn thấp (trung du và miền núi phía Bắc khoảng 39.000 đồng, của Tây Nguyên 117.000 đồng, trong khi các con số tương ứng của cả nước là 176.000 đồng, của Đông Nam Bộ là 580.000 đồng).

Điều đó cho thấy phần chênh lệch để tích luỹ, để dành, đầu tư ở các vùng này còn rất thấp, đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực của cả nước.

Những khó khăn, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan từ điểm xuất phát còn thấp khi bước vào thực hiện cơ chế thị trường, từ trình độ phát triển và nguồn lực chung của cả nước cũng còn yếu, từ những khó khăn, thách thức trong ngắn hạn khi phải ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô... Tuy nhiên, cũng còn do không ít nguyên nhân chủ quan, phải có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Trước hết là nhận thức của một số cán bộ các ngành, các cấp về công tác dân tộc, về vị trí, vai trò trọng yếu của vùng dân tộc và miền núi chưa sâu sắc, toàn diện, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh. Vì vậy, cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức về vấn đề này.

Các chỉ tiêu kế hoạch, thống kê còn chưa tách bạch đầy đủ các nội dung về công tác dân tộc, về vùng dân tộc và miền núi; ngay cả đối với 62 huyện nghèo cũng không có các chỉ tiêu tách riêng. Điều này đã gây khó khăn cho công tác đề ra các kế hoạch cũng như việc kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch, chương trình...

Năng lực tham mưu đề xuất chính sách dân tộc của các Bộ, ngành, địa phương còn hạn chế. Việt Nam đã 25 năm xuất khẩu lương thực với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới, nhưng ở vùng dân tộc, miền núi vẫn còn diễn ra tình trạng du canh, du cư, đốt nương làm rẫy để trồng cây lương thực là vấn đề cần có sự nghiêm cấm, rà soát, điều chỉnh, đề xuất cách giải quyết.

Việt Nam có vùng núi rộng lớn, nhiều địa phương có truyền thống trồng ngô, trồng đậu tương, nhưng năm 2012 Việt Nam đã phải nhập khẩu tới trên 1,6 triệu tấn ngô, gần 1,3 triệu tấn đậu tương, nhập khẩu tới gần 841 triệu USD sữa và sản phẩm sữa- tổng kim ngạch nhập khẩu 3 loại này đã lên tới 2,1 tỷ USD. Lực lượng kiểm lâm dù có đông đảo đến mấy cũng không đủ sức nếu không thực hiện tốt việc giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ và trồng rừng thì diện tích rừng sẽ hao hụt, chất lượng rừng sẽ ngày một kém. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, rà soát để đề xuất việc điều chỉnh mức kinh phí để các hộ gắn bó với rừng, bảo vệ rừng, làm giàu từ rừng...

Trong kinh tế thị trường, người nghèo, người già, phụ nữ, trẻ em, người dân tộc ít người... thuộc diện yếu thế. Những người này ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi- do chưa quen với thị trường, xa thị trường, đến với thị trường có nhiều khó khăn- chắc chắn sẽ bị yếu thế hơn.

Vì vậy, từng bước thu hẹp chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc, các vùng miền không chỉ là trách nhiệm, tình nghĩa công bằng, mà còn vì sự phát triển chung của đất nước.
 
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.