Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn (thứ hai từ trái sang) phát biểu tại Hội thảo (Ảnh do ĐSQ cung cấp)

 

Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện thương mại, Đại sứ quán, viện nghiên cứu một số nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, Malaysia, Australia..., cùng một số chuyên gia kinh tế của Indonesia.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Thomas Lembong cho biết, không giống như Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương , Indonesia khởi động tham gia sau các nước khác nên phải tuân theo những luật chơi đã có sẵn. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng của việc tham gia hay không tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và tham khảo những kinh nghiệm của các nước là cần thiết. Về góc độ thương mại, Indonesia cần phải nắm lấy tất cả các cơ hội giao thương.

Với nhận thức Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một mô hình cho các hiệp định thương mại quốc tế trong thế kỷ 21, hiệp định có tiềm năng lớn để trở thành một khu vực thương mại tổng hợp. Indonesia đang theo đuổi và mong muốn gia nhập vào khu vực, mà theo một nghiên cứu của Viện Peterson về kinh tế quốc tế có trụ sở tại Mỹ, các ngành nghề tự do giữa các nước Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể tạo ra giá trị 2.000 tỷ USD vào năm 2025.

Tại Hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn đã chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Theo Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Việt Nam và Indonesia có nhiều điểm tương đồng, khi Indonesia quan tâm đến việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương thì Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này với Indonesia. 

Cũng tại hội thảo, đại biểu  đã nghe các diễn giả phân tích về khả năng tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Indonesia; xác định một số lợi ích tiềm năng và tổn thất khi Indonesia tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương; chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam, Malaysia, Australia về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, liên quan đến việc cân nhắc các lợi các ích kinh tế, những bước đàm phán và động lực chính trị; thảo luận về một số chiến lược tiềm năng cho Indonesia để chuẩn bị cho đàm phán thỏa thuận. Bên cạnh đó, các diễn giả cũng giải đáp một số vấn đề đại biểu đặt ra nhằm phác họa một bức tranh tổng thể về hiện trạng và những cơ hội, thách thức đối với Indonesia khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương./.