Lào Cai: định hướng phát triển du lịch - văn hoá tâm linh

Là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh có giá trị nên Lào Cai có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh, một loại hình du lịch hấp dẫn, đem lại giá trị kinh tế, làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Tỉnh Lào Cai hiện có 28 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh và 12 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong số các di tích, có một số di tích tâm linh đã và đang thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái như Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Đôi Cô, chùa Cam Lộ (thành phố Lào Cai); Đền Phúc Khánh, Đền Bảo Hà (Bảo Yên); Đền Tân An, Đền Ken (Văn Bàn),…

Theo đánh giá của một số công ty du lịch lữ hành, từ lâu nhiều điểm di tích văn hoá lịch sử trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang là điểm đến của khá nhiều tour du lịch đưa khách đi tham quan vào dịp đầu năm. Có một thực tế đáng mừng, nếu như trước đây các điểm di tích lịch sử này chỉ thu hút du khách, chủ yếu là dòng khách nội vào các dịp lễ hội đầu năm, sau thời điểm đó, dường như các khu di tích lại rơi vào tình trạng “vắng khách”. Điều đó cho thấy loại hình du lịch tâm linh mang tính mùa vụ rất cao, thói quen đi đền, chùa của người dân chủ yếu tập trung đông vào những tháng đầu năm. Nhưng đến nay, ngoài những tháng lễ hội, các khu di tích này vẫn duy trì được lượng du khách đến tham quan vào các thời điểm trong năm. Tuy lượng du khách đến không đông như dịp đầu năm nhưng nhiều điểm di tích đã trở thành điểm đến quen thuộc của các tour du lịch như: Đền Thượng (Lào Cai), Đền Bảo Hà (Bảo Yên); Đền Mẫu Sơn (Sa Pa) thu hút lượng du khách nước ngoài đến tham quan khá đông.


Lễ hội Đền Thượng được tổ chức vào Rằm tháng Giêng hằng năm

Đặc biệt, từ khi tuyến tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác, sử dụng đã thu hút lượng lớn du khách đến với Lào Cai, nhất là trong những ngày diễn ra lễ hội. Theo thống kê Ban quản lý hoạt động di tích đền Bảo Hà tại lễ hội Đền Bảo Hà (17/7 âm lịch năm 2015) đã có hàng vạn lượt du khách đến chiêm bái và tham dự các hoạt động của lễ hội. Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội Đền Thượng (từ ngày 13-16 tháng Giêng Bính Thân) có khoảng 6,2 vạn lượt khách đến tham quan. Đây được coi là lượng khách đến Lễ hội đền Thượng cao nhất từ trước đến nay.

Theo khảo sát của những người làm du lịch, Tết nguyên đán Bính Thân 2016, nhiều du khách trong tỉnh và trong nước chọn du lịch tâm linh dài ngày ở các địa danh phía Bắc và du lịch ngắn ngày ở các địa danh trong tỉnh. Trong bối cảnh Lào Cai đang thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng và mang tính cạnh tranh cao, giữ được khách ở lại lâu dài, thì việc xây dựng cụm du lịch văn hóa - tâm linh là rất quan trọng.

Để phát huy tác động tích cực của du lịch tâm linh đối với sự phát triển, tăng trưởng chung của ngành du lịch cũng như đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trước tiên phải bảo đảm việc tôn trọng nền văn hóa, cảnh quan nơi di sản để du khách có thể cảm nhận được nét đẹp văn hóa của con người, mảnh đất địa linh nhân kiệt và giá trị của chính những di sản văn hóa đó. Để làm được điều này cần thiết phải có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, bao gồm cả sự đầu tư của Nhà nước, chính quyền địa phương, các đơn vị lữ hành và chính người dân địa phương trong việc bảo tồn và gìn giữ các giá trị di sản văn hóa.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường quản lý nhằm hạn chế tối đa những hiện tượng phản cảm trong khu vực di tích, lễ hội như: Cờ bạc trá hình, mê tín dị đoan, ăn xin, xả rác thải bừa bãi, âm thanh loa máy quá to và lều quán mất mỹ quan; các khu, điểm du lịch cần nâng cao ý thức, chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn