Đẩy mạnh cải cách hành chính để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài

Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Nhờ đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.


Cải cách hành chính đang chứng minh những  kết quả khả quan.

Nhiều chuyển biến tích cực

Thực tiễn cho thấy, cải cách TTHC đã tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế. Đơn cử, trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, thủ tục quản lý hoạt động dự án đầu tư đã chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm và bãi bỏ hàng loạt các quy định mang tính xin – cho. Kết quả cải cách đã góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sau nhiều cải cách, các doanh nghiệp được xuất – nhập khẩu trực tiếp theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh nội địa; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, giảm thời gian đi lại, chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp được tự kê khai, áp giá, áp thuế suất và tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan chỉ kiểm tra lại và điều chỉnh khi cần thiết.

Trong lĩnh vực thuế, một số nội dung đơn giản hóa nổi bật đã được thực thi, như: đổi mới cơ chế kê khai, nộp thuế theo hướng bãi bỏ cơ chế thông báo thuế từ ngày 1/1/2004 để áp dụng thí điểm cho cơ sở kinh doanh tự tính, tự khai và tự nộp thuế. Thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA giảm xuống không quá 3 ngày. Thời hạn doanh nghiệp nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được giãn từ 60 ngày lên 90 ngày sau khi hết năm.

Đặc biệt, thực hiện Đề án 30 cùng với việc ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, ngành Thuế đã áp dụng hình thức khấu trừ, phân loại đối tượng kê khai và nộp thuế, giảm bớt tần suất thực hiện. Cụ thể như đối với nhóm thủ tục khai thuế tài nguyên của đơn vị thu mua khai, nộp thuế thay cho đơn vị khai thác tài nguyên đã được quy định kê khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh, không phải khai quyết toán quy định cho phép các doanh nghiệp được tự in hóa đơn và chỉ thực hiện thông báo với Bộ Tài chính khi phát hành, sử dụng mẫu hóa đơn tự in…

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kết quả cải cách TTHC trong các lĩnh vực nêu trên đã tác động tích cực đến môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư ở Việt Nam, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức nhà nước về TTHC và cải cách TTHC đã được nâng cao. Các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã tham gia một cách tích cực trong quá trình rà soát các TTHC hiện hành và phản biện các quy định mới về TTHC với tư cách là đối tượng chịu tác động. Cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện công tác cải cách TTHC, nhất là về kết quả đơn giản hóa TTHC và thực hiện công khai minh bạch TTHC thuộc tất cả các lĩnh vực ở các cấp chính quyền trên cả nước.

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

Bên cạnh kết quả đạt được như đã phân tích ở trên, công tác cải cách TTHC vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, quy định TTHC còn thiếu tính đồng bộ, nhiều quy định về TTHC chưa đạt yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch, nhất là các quy định về yêu cầu, điều kiện của TTHC. Nhiều văn bản có quy định TTHC nhưng không xác định rõ các bộ phận tạo thành thủ tục, dẫn đến khó công bố, công khai và áp dụng trên thực tế. Một số quy định về TTHC vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý cũ, rườm rà, phức tạp, không phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Cùng với đó, việc rà soát, đánh giá TTHC còn nặng tính hình thức, chưa khoa học, thiếu khách quan... Do đó, công tác phát hiện, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi TTHC chưa thật sự hiệu quả.

Đáng chú ý, nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết công việc, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Chưa bố trí cán bộ có phẩm chất, đủ trình độ làm công việc tiếp nhận và giải quyết công việc. Không ít công chức có thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ. Vì vậy, tâm lý ngại tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước của người dân vẫn chưa cải thiện được nhiều.

Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn tại Việt Nam, theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, công tác cải cách TTHC trong thời gian tới cần tập trung hoàn thành việc thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC đã được thông qua tại 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC. Bên cạnh đó, các Bộ, địa phương được giao nhiệm vụ rà soát TTHC trọng tâm năm 2012 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ nhiệm vụ rà soát, đảm bảo mục tiêu cắt giảm tối thiểu 30% chi phí tuân thủ TTHC.

Đồng thời, nghiêm túc thực hiện việc cập nhật các quy định mới về TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia và thực hiện niêm yết công khai TTHC, nội dung và địa chỉ tiếp nhận phản ánh khiếu nại tại cơ quan hành chính các cấp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Đối với TTHC trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp tục hoàn thiện các quy định TTHC tại Luật Đầu tư trên cơ sở rà soát, đánh giá đầy đủ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, nhất là những vướng mắc, bất cập của các quy định về điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư được quy định tại luật và các văn bản pháp luật có liên quan, như: Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản… Bảo đảm khuyến khích đầu tư mạnh vào các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp nhẹ, đồ điện, điện tử gia dụng, công nghệ phần mềm và các ngành công nghiệp phụ trợ…

Ngoài ra, cần nghiên cứu, hoàn thiện quy định TTHC đáp ứng yêu cầu khuyến khích đầu tư tạo hàng xuất khẩu trong các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, trong đó chú trọng rà soát, đơn giản hóa các thủ tục liên quan theo hướng tạo thuận lợi hóa thương mại, như: thủ tục hải quan đối với hàng nhập sản xuất để xuất khẩu, các TTHC liên quan đến bảo lãnh thuế, hoàn thuế, thủ tục về hàng hải…
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.