5 năm Việt Nam gia nhập WTO - cơ hội và thách thức

Ngày 11.1.2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quá trình 5 năm hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao, tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn FDI tăng nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức buổi công bố Báo cáo "Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)".



Tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2011 đạt bình quân 6,5%/năm vẫn được coi là điểm sáng của Việt Nam,
khi mà mấy năm qua số nước có tăng trưởng dương chỉ đếm trên đầu ngón tay (Ảnh minh họa: internet)

Tăng trưởng kinh tế vẫn là một điểm sáng

Thời gian qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu đến kinh tế và xã hội. Tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, sau khi gia nhập WTO, tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007-2011 đạt bình quân 6,5%/năm. Trong đó, năm 2007, các chỉ tiêu kinh tế đạt mức cao, tăng trưởng GDP đạt 8,5%, cao nhất trong 10 năm trở lại. Từ giữa 2008, tốc độ tăng trưởng chậm lại và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra từ 7,5%- 8%, thấp hơn mức bình quân giai đoạn 2002-2006 (tăng 7,8%/năm) và giai đoạn 1996 -2000 (tăng 7%/năm).

TS.Phạm Lan Hương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cũng cho rằng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP giai đoạn 2007-2011 đạt bình quân 6,5%/năm vẫn được coi là điểm sáng của Việt Nam, khi mà mấy năm qua số nước có tăng trưởng dương chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Bóc tách tác động của việc gia nhập WTO với tác động của việc thực hiện các cam kết trong hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, tác động của cải cách kinh tế trong nước, tác động của thị trường thế giới, theo TS. Lê Xuân Bá, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là không đơn giản, song những kết quả mà nền kinh tế đạt được nhờ gia nhập sân chơi toàn cầu có thể nhìn thấy được.

Những cái được nhìn thấy khi gia nhập WTO là tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007 - 2012 vẫn đạt mức bình quân trên 6%/năm cho dù nhiều nước trên thế giới tăng trưởng kinh tế rất thấp, thậm chí còn khủng hoảng (tăng trưởng GDP âm).

Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2006 (năm trước khi gia nhập WTO) mới đạt 84,5 đã tăng lên 203,6 tỷ USD vào năm 2011 và lên 228,9 tỷ USD vào năm 2012. Năm 2011 là năm đầu tiên kim ngạch nhập khẩu của nước ta vượt ngưỡng 100 tỷ USD khi cán đích 106,7 tỷ USD. Và năm 2012, kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ USD khi đạt mức 114,6 tỷ USD. Kết quả này nằm ngoài dự đoán khi chúng ta quyết định gia nhập WTO.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là một điểm cộng của Việt Nam sau gia nhập WTO. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 năm sau khi gia nhập WTO gấp 1,5 lần so với 5 năm trước khi gia nhập; số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 5 năm sau khi gia nhập gấp hơn 5 lần so với 5 năm trước khi gia nhập còn số vốn thực hiện gấp 3,3 lần.

Cụ thể, 5 năm sau khi gia nhập sân chơi toàn cầu này, nước ta thu hút được 6.737 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 151.685 USD; trong khi giai đoạn 2002 – 2006 là 4.367 dự án, tổng vốn đăng ký 29.581 USD. Tuy nhiên, vẫn chưa thu hút được nhiều vốn FDI vào một số lĩnh vực mong muốn như công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp, khoa học công nghệ...

Sức tăng trưởng thấp của cả 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong giai đoạn này đã kéo theo tăng trưởng kinh tế chung chưa cao.

Xuất nhập khẩu tăng mạnh

Sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO, việc tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu đã dễ dàng hơn và được mở rộng. Xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục tăng trong năm 2007- 2008, chỉ giảm vào năm 2009 trước khi tăng trở lại từ năm 2010.


Việc hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt là chủ động tham gia đàm phán và thực hiện các hiệp định FTA
đã góp phần tạo thêm cơ hội nhằm tận dụng các mặt hàng chế biến mà Việt Nam có tiềm năng

Trong giai đoạn 2007- 2011, xuất khẩu biến động mạnh hơn so với giai đoạn trước. Tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong năm 2007 và 2008, tương ứng là 21,9% và 29,1%. Tuy nhiên, năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩu giảm 8,9%, nhưng năm 2010 đã tăng trở lại ở mức 25,5% và 34,2% năm 2011.

Trong cả giai đoạn 2007- 2011, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng 2,4 lần từ 39,8 tỷ USD lên 96,9 ỷ USD, bình quân đạt 19,5%/năm, cao hơn chỉ tiêu 16% /năm. Xuất khẩu tiếp tục tăng so với GDP, tăng từ 65,2% lên 79,0%. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu cao là do tăng trưởng thương mại toàn cầu và tự do hóa, cải thiện khả năng cạnh tranh, chứ việc gia nhập WTO chưa mang lại lợi ích đáng kể đối với tăng trưởng xuất khẩu.

Xuất khẩu tập trung vào một số thị trường tương đối mới như Trung Quốc, Hàn Quốc do FTA khu vực, bên cạnh các thị trường truyền thống (ASEAN, Mỹ, EU, Nhật) và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tác, song thị trường xuất khẩu còn chưa đa dạng.

Về cơ cấu xuất khẩu khá giống với cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc và ASEAN. Theo báo cáo, từ khi gia nhập WTO, xuất khẩu hàng tiêu dùng tăng nhanh cả về giá trị và tỷ trọng. Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong xuất khẩu đạt 48,5% năm 2007 và 53,7% năm 2010. Tỷ trọng hàng trung gian cũng tăng từ 25,2% lên 27%. Tỷ trọng hàng hóa vốn tăng từ 4,8% năm 2007 lên 9% năm 2010.

Như vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu đã tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng tiêu dùng, hàng trung gian và hàng hóa vốn, trong khi tỷ trọng dầu thô giảm. Đây là hệ quả tích cực từ việc tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực. Dù vậy, lợi thế vẫn tập trung ở các nhóm hàng sử dụng tài nguyên khoáng sản, dựa vào nông nghiệp và các ngành chế biến thâm dụng lao động.

Việc hội nhập ngày càng sâu rộng đặc biệt là chủ động tham gia đàm phán và thực hiện các hiệp định FTA đã góp phần tạo thêm cơ hội nhằm tận dụng các mặt hàng chế biến mà Việt Nam có tiềm năng. "Quá trình này đi kèm với việc giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế và tăng tỷ trọng các mặt hàng sẽ có nhiều lợi thế."- ThS. Nguyễn Anh Dương- Ban chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- nhận định.

Nhập khẩu tăng nhanh ngay sau khi gia nhập WTO. Cụ thể, tăng trưởng nhập khẩu đạt tới 40% năm 2007 và 28,6% năm 2008. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, nhập khẩu đã giảm 13,3% năm 2009 và sau đó nhanh chóng phục hồi, tăng 20% vào năm 2010 và 25,9% vào năm 2011.

Như vậy, tốc độ tăng nhập khẩu trung bình trong giai đoạn là 18,9%/năm. Như vậy, nhập khẩu đã tăng nhanh hơn hẳn ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhưng tăng chậm lại trong thời gian gần đây do khó khăn trong nước và tăng năng lực kiểm soát nhập khẩu.

Về cán cân thương mại, báo cáo của CIEM cho biết, nhập siêu liên tục tăng cho đến năm 2008, sau đó giảm dần (chủ yếu do suy giảm kinh tế trong nước). Trong đó, nhập siêu hàng hóa đạt 14,2 tỷ USD vào năm 2007 và 18,0 tỷ USD năm 2008, sau đó, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và các chính sách của Chính phủ, nhập siêu giảm xuống 12,2 tỷ USD vào năm 2009 và 9,8 tỷ USD năm 2011.


Ngành Công nghiệp - Xây dựng giai đoạn 2007-2011 tăng trưởng bình quân 7%/năm
 
Như vậy thời gian qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu đến kinh tế và xã hội. Tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Việc hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt là chủ động tham gia đàm phán và thực hiện các hiệp định FTA đã góp phần tạo thêm cơ hội nhằm tận dụng các mặt hàng chế biến mà Việt Nam có tiềm năng. "Quá trình này đi kèm với việc giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế và tăng tỷ trọng các mặt hàng sẽ có nhiều lợi thế."- ThS. Nguyễn Anh Dương- Ban chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- nhận định.

Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế cũng nảy sinh một số vấn đề. Để phát huy tối đa các cơ hội, giảm thiểu các tác động không mong muốn trong khi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, "cần tiếp tục cải cách hành chính theo chiều sâu. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu và lộ trình hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô. Bên cạnh đó, thúc đẩy hình thành mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển cơ sở bảo quản chế biến."- ông Nguyễn Anh Dương khuyến nghị.

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Việc gia nhập WTO đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến vấn đề việc làm, đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam.

Từ 2007 đến nay, bình quân mỗi năm lao động nông nghiệp giảm 65.000 người. Lao động công nghiệp tăng nhanh hơn, mỗi năm tăng 624.000 người (so với 548.000 người thời kỳ trước). Lao động dịch vụ tăng 623.000 người. Mỗi năm tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho gần 1,1 triệu người chuyển sang làm công ăn lương (so với mức 847.000 người trước WTO). Tỷ lệ lao động làm công ăn lương tăng từ 20,4% (2002) lên 28% (2006) và đạt  35,3% (2011).


Từ 2007 đến nay, bình quân mỗi năm lao động nông nghiệp giảm 65.000 người.
Lao động công nghiệp tăng nhanh hơn, mỗi năm tăng 624.000 người

Tỷ lệ lao động tự làm và lao động gia đình giảm từ gần 80% (2002) xuống 71,5% (2006), giảm mạnh còn gần 62% (2011). Đây là một trong những nền tảng để Việt Nam thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo.

Năm 2011, theo chuẩn nghèo thời kỳ 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 9,45%. Thu nhập bình quân của hộ nghèo đã tăng 2 lần: từ 184.300 đồng/người/năm (2006) lên 369.300 đồng/người/năm (2010).

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành cũng như chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn chậm, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong ngành vẫn chưa có nhiều chuyển biến, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ phân tán, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng thấp...

Ngành dịch vụ trong giai đoạn 2007-2011 tăng nhẹ so với giai đoạn 5 năm trước khi gia nhập WTO (7,5% so với 7,4%). Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các ngành dịch vụ chủ chốt như thương mại, khách sạn - nhà hàng, tài chính - tín dụng, giáo dục - đào tạo, vận tải - bưu điện - du lịch vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định.

Theo báo cáo của CIEM, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho năng suất lao động của ngành dịch vụ chưa cao là tính chuyên nghiệp của lao động trong ngành dịch vụ còn thấp. Ngoài ra, trong nền kinh tế còn tồn tại khu vực dịch vụ phi chính thức, nhất là trong thương mại, với năng suất lao động rất thấp.

Bài học từ chính sách đối với nông nghiệp

Suốt 5 năm Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp đã phát triển và đã trở thành “điểm đỡ” cho nền kinh tế trong thời điểm khó khăn, nông nghiệp đã tự cạnh tranh vươn lên rất quyết liệt và có sức lan tỏa lớn.

Ngành nông- lâm- thủy sản tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2011 là 3,4% /năm, vượt kế hoạch đề ra là 3% -3,2%/năm.


Một số ngành như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có tác động lan tỏa lớn trong nền kinh tế,tác động tích cực
cho cả nền kinh tế nhưng không đòi hỏi nhập khẩu nhiều đầu vào, cần được sự hỗ trợ thích đáng

Nhờ tác động của WTO, thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng, các loại thuế bán phá giá mang tính áp đặt như trước đây bị bãi bỏ hoặc hạn chế, chất lượng nông sản tăng lên nên nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã đứng vững trên các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU..

Theo Báo cáo của CIEM, một số ngành chăn nuôi, trồng trọt có tác động lan tỏa lớn trong nền kinh tế, lại không đòi hỏi đầu tư nhiều, nếu phát triển sẽ tạo động lực kích thích sự phát triển của các ngành khác, tạo ra tác động tích cực cho cả nền kinh tế, nhưng chưa nhận được sự hỗ trợ thích đáng.

Ông Lưu Đức Khải- Trưởng ban Chính sách nông nghiệp (CIEM), nhờ tác động của WTO, thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng, các loại thuế bán phá giá mang tính áp đặt như trước đây bị bãi bỏ hoặc hạn chế, chất lượng nông sản tăng lên nên nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã đứng vững trên các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU...

Nhưng mặt trái là năng lực sản xuất và cạnh tranh của nhiều sản phẩm lại không tận dụng được như các sản phẩm chăn nuôi, mía đường... Ngay xuất khẩu gạo được tác động tích cực bởi gia nhập WTO song vẫn chưa đáp ứng được mong muốn gia tăng lợi ích của người sản xuất lúa, vì đại bộ phận nông dân làm lúa của Việt Nam còn nghèo. Tương tự là với các sản phẩm khác như cà phê, cao su...

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đề nghị: Để tránh những "cú sốc" cho nông nghiệp Việt Nam, ngay lúc này Việt Nam cần sớm đưa ra các biện pháp phòng ngừa khi phải cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống thấp theo cam kết. Người nông dân phải được hỗ trợ để ngoài kiến thức nông học còn phải biết hợp tác, liên kết sản xuất, phối hợp với các tổ chức kinh doanh nông sản để cùng sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm khép kín.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nông nghiệp được bảo hộ ít nhưng đã tự cạnh tranh vươn lên rất quyết liệt và có sức lan tỏa lớn với nền kinh tế hội nhập; ngược lại những ngành có lợi thế, được bảo hộ lớn lại kém phát triển và sức lan tỏa yếu với nền kinh tế. Rõ ràng, điều này đã cho một bài học về bảo hộ và hỗ trợ khi hội nhập.

Hội nhập là điều kiện cần nhưng chưa đủ

Theo Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư Võ Trí Thành, hội nhập chỉ là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để Việt Nam có thể phát triển bền vững. Bản chất của hội nhập kinh tế là tập trung dịch vụ và cải cách thể chế. Bên cạnh đó, tự bản thân cũng phải xây dựng năng lực phòng ngừa và đánh giá rủi ro. “Ngay từ đầu Việt Nam đã xác định được thách thức và rủi ro, nhưng cộng hưởng với khó khăn bên ngoài như khủng hoảng, cú sốc giá không thể kiềm chế, càng làm tăng khó khăn nội tại bên trong”, chuyên gia này cho hay.


Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nông nghiệp thường là ngành được trông cậy của kinh tế Việt Nam
 
Năm 2015, Việt Nam sẽ tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, lúc đó hội nhập sẽ không chỉ là việc cắt giảm thuế, tự do hóa thương mại, tăng đầu tư mà còn đòi hỏi Việt Nam mở cửa cả về thể chế, tiêu chuẩn, môi trường, lao động... Trong khi đó, hiện rủi ro vĩ mô của Việt Nam vẫn còn lớn, giữ lạm phát năm nay 6% không đơn giản do sức ép giá cả, cung tiền tệ, tín dụng không ra được (3 tháng tín dụng chỉ tăng 3,5%, trong khi năm 2012 tăng 22%). Việc quan trọng lúc này là phải ổn định kinh tế vĩ mô, để có điều kiện hạ lãi suất, giảm nợ xấu.

Không nên ảo tưởng rằng khi hội nhập WTO, cơ hội để hàng nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới sẽ trở nên dễ dàng - Chuyên gia phân tích chính sách nông nghiệp Phạm Quang Diệu lưu ý. Thực tế, nhiều mặt hàng nông sản của ta như tôm, cá... phải đương đầu với rất nhiều thách thức của hàng rào kỹ thuật hay các chương trình bài hàng nhập khẩu được dựng lên một cách vô tình hay cố ý.

Những bài học của hội nhập WTO thời gian qua cho thấy Việt Nam cần phải có những điều chỉnh cả về mặt thể chế và chính sách. Giảm thuế trong nông nghiệp phải được sử dụng một cách mềm dẻo.

Nhà nước cần tăng đầu tư dịch vụ công về thông tin giám sát thị trường (trong nước và quốc tế) cho các doanh nghiệp nông sản, phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp, nông dân không chỉ có các cam kết của Việt Nam mà cả các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường - giảm thuế thị trường nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam.

Phó viện trưởng CIEM Võ Trí Thành lưu ý, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nông nghiệp thường là ngành được trông cậy cho kinh tế Việt Nam, tuy vậy một số lĩnh vực đang được bảo hộ ở mức độ cao như bông, dâu tằm, rau quả nhiệt đới... lại đang bộc lộ những mặt yếu kém trong khi ngành tưởng chừng có thế mạnh như dệt may, da giày lại có tác động lan tỏa kém.

Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập ngày một sâu rộng, các biện pháp bảo hộ cần dần được thay thế bằng những chính sách phát triển gắn với mạng sản xuất và chuỗi giá trị, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành sản xuất của Việt Nam.

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đề nghị: Để tránh những "cú sốc" cho nông nghiệp Việt Nam, ngay lúc này Việt Nam cần sớm đưa ra các biện pháp phòng ngừa khi phải cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống thấp theo cam kết. Người nông dân phải được hỗ trợ để ngoài kiến thức nông học còn phải biết hợp tác, liên kết sản xuất, phối hợp với các tổ chức kinh doanh nông sản để cùng sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm khép kín. Cuối cùng, Việt Nam cần định hướng chính sách nâng cao năng lực hội nhập WTO của các ngành sản phẩm nông nghiệp, từ trồng trọt, chăn nuôi, đến dịch vụ nông nghiệp.

Gia nhập WTO không chỉ có toàn thuận lợi, theo TS. Lê Xuân Bá, trong giai đoạn 1950 - 1998 có 24 nền kinh tế gia nhập GATT/WTO, trong đó thu nhập bình quân đầu người của 8 thành viên bị giảm, 11 thành viên giảm sút tăng trưởng đầu tư, 2 thành viên bị giảm tỷ lệ xuất -  nhập khẩu/GDP so với trước khi gia nhập. Để phát huy tối đa các cơ hội, giảm thiểu các tác động không mong muốn trong khi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, cần có những giải pháp tích cực./.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.