63 địa phương đã kết nối với hệ thống quản lý văn bản của VPCP

Theo Văn phòng Chính phủ (VPCP), tính đến ngày 15/1/2016, đã có 22 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống quản lý văn bản kết nối tới hệ thống của Văn phòng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay đã hoàn thành việc kết nối hệ thống quản lý văn bản của hầu hết các bộ, ngành, địa phương với hệ thống của Văn phòng Chính phủ (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 14/10/2015 hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Một nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết 36a là xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản, hoàn thành trước ngày 1/1/2016; tổ chức triển khai phần mềm quản lý văn bản đối với các cơ quan chưa có hoặc đã có nhưng chưa đáp ứng yêu cầu liên thông.

 

Trong báo cáo quý IV/2015 về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, Văn phòng Chính phủ cho biết, trước khi Nghị quyết 36a được ban hành, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực xây dựng và sử dụng phần mềm quản lý văn bản; tuy nhiên các phần mềm triển khai còn rời rạc, không đồng bộ, chưa liên kết thành một hệ thống thống nhất. Vì vậy, văn bản điện tử không được gửi, nhận thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, dữ liệu chưa được chia sẻ và khai thác chung trong hệ thống.

Thực hiện Nghị quyết 36a, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng kế hoạch và chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai kết nối và thử nghiệm liên thông hệ thống quản lý văn bản. Sở TT&TT TP.HCM đã tích cực tham gia triển khai giải pháp kỹ thuật hỗ trợ Văn phòng Chính phủ kết nối với các bộ, ngành, địa phương.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, đến nay về cơ bản đã thực hiện kết nối các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố; đồng thời đang hoàn thành thử nghiệm việc liên thông trước khi triển khai chính thức.

Cụ thể, đến ngày 15/1/2016, đã có có 22 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống quản lý văn bản kết nối tới Văn phòng Chính phủ.

Kết quả thử nghiệm liên thông cho thấy, đã có 5/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 2/63 tỉnh, thành phố đã gửi và nhận văn bản trên hệ thống; có 10/29 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 61/63 tỉnh, thành phố đã gửi, nhận và biết được trạng thái xử lý của các văn bản.

Văn phòng Chính phủ cũng cho biết, theo thông tin từ các địa phương, đã có 411 đơn vị hành chính cấp huyện, 774 sở, ban, ngành và 1.883 đơn vị hành chính cấp xã được kết nối. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản trên toàn quốc. Lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan liên quan có thể theo dõi kết quả xử lý công việc tại các bộ, ngành, địa phương thông qua phản hồi trạng thái xử lý văn bản trên hệ thống. Năm trạng thái gồm văn bản đã đến, đã tiếp nhận, đã phân công, đang thực hiện và đã hoàn thành được ghi nhận tự động trên hệ thống.

Văn phòng Chính phủ xác định một nội dung cần được tập trung triển khai trong quý I/2016 là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản tới các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã (thời hạn hoàn thành là ngày 1/1/2017)./.

(theo ICT News)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.